Để trẻ không 'sợ phát ngất' mỗi lần tiêm chủng

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ. Bố mẹ cần lưu ý một số điều trước khi trẻ đi tiêm.

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi – Rubella. Tuy nhiêm trước khi cho con đi tiêm chủng các mẹ cần lưu ý một số điều sau.

Trẻ ngất xỉu sau tiêm chủng do tâm lý sợ tiêm

Vừa qua, ngày 28/10, tại Trường THCS Bình Trị Đông A (quận Bình Tân, TPHCM) triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella, sau thời gian tiêm khoảng 30 phút, 1 em học sinh của trường có biểu hiện chóng mặt, mệt xỉu, 4 em tiếp theo tại đây cũng có biểu hiện chóng mặt, lo âu tương tự. Các bác sĩ đã ngay lập tức chăm sóc thăm khám cho các em. Sau thời gian ngắn sức khỏe của các em đã ổn định và trở lại bình thường trong ngày.

Để trẻ không 'sợ phát ngất' mỗi lần tiêm chủng

Tiêm phòng là cách tốt nhất phòng nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Internet)

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên là do tâm lý các em lo sợ tiêm không phải do vắc-xin. Một số biểu hiện như khó thở, mệt buồn nôn, lo sợ tiêm trên cũng đã được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo đối với lứa tuổi dậy thì, lứa tuổi có sự thay đổi các trạng thái tâm lý khi tham gia tiêm chủng.

Bộ Y tế đánh giá, hiện tượng đau đầu, chóng mặt, mệt xỉu đồng loạt xảy ra với học sinh khi tham gia tiêm tại điểm tiêm ở nhà trường là hiện tượng phản ứng dây chuyền sau khi tiêm chủng. Tức là sau khi tiêm vắc-xin cho một nhóm người sẽ gây ra sự lo lắng ở những người được tiêm với những triệu chứng tương tự nhau, gây ra một dạng của phản ứng dây chuyền; như là sự xuất hiện một chùm các triệu chứng có thể xảy ra ở trường học.

Yếu tố nguy cơ là có sự kích thích tác động gây lo lắng, nữ thường gặp nhiều hơn nam, khoảng tuổi học sinh cấp 2. Triệu chứng điển hình thường là chóng mặt, buồn nôn, suy nhược, đau đầu và mệt xỉu. Tính năng điển hình là xuất hiện cấp tính, lây lan nhanh chóng.

Một số lưu ý trước khi đi tiêm chủng

Theo Bộ Y tế, để phòng tránh hiện tượng trên bố mẹ cần tiêm phòng cho những trẻ ít sợ tiêm đầu tiên; có đoàn thanh niên, nhân viên hỗ trợ để giảm bớt lo lắng; cho trẻ uống nước đường hoặc trà đường; theo dõi nhóm tiêm chủng đó sau tiêm 30 phút; khi 1 trẻ có biểu hiện trên, cần cách ly, trấn an và theo dõi.

Đối với trẻ nhỏ, khi đưa con đi tiêm, cácphụ huynhcần lưu ý cho con ăn no đủ trước khi đi học hoặc trước khi đi tiêm chủng 30 phút để tránh trẻ bị đói, hạ đường huyết. Các trẻ nhỏ trong tiêm vắc-xin thường có cảm giác lo sợ, quấy khóc, đặc biệt là các trẻ có tâm lý sợ bơm kim tiêm.

Ngoài ra, khi tiêm chủng cho trẻ cần tạo một môi trường thân thiện với các tranh ảnh, phim hoạt hình để thu hút sự chú ý của trẻ nhằm làm giảm tâm lý lo âu, căng thẳng khi tiêm, đặc biệt các điểm tiêm chủng nên bố trí phòng chờ cho trẻ thoải mái về tâm lý, tránh để trẻ trực tiếp nhìn thấy việc tiêm chủng cho trẻ em trước đó dễ gây ra các biểu hiện tâm lý trên đây.

Để trẻ không 'sợ phát ngất' mỗi lần tiêm chủng

Tạo tâm lý vui vẻ để trẻ không thấy sợ hãi khi tiêm(Ảnh minh họa: Internet)

Cũng theo các chuyên gia y tế, trước khi đi tiêm chủng cho con các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.

Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.

Sau tiêm chủng, trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc... Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.

Khi trẻ sốt cao các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

Sau khi tiêm nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái ...các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Các mẹ cũng không được chườm, đắp lên vị trí tiêm các thuốc, kể cả thuốc theo kinh nghiệm dân gian khi tiêm xong.

>> Xem thêm: Vụ 5 học sinh ngất xỉu: Do tâm lý sợ tiêm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!