Việc làm mấu chốt nhằm kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này là xác định nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp đầy bụng đều liên quan tới thực phẩm nên bạn có thể nhanh chóng gặp phải tình trạng này sau bữa ăn. Dưới đây là những nguyên nhân gây đầy bụng được các chuyên gia nhắc đến:
Việc làm mấu chốt nhằm kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này là xác định nguyên nhân.
Ăn quá nhiều
Khi bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn bình thường, dạ dày có xu hướng giãn rộng để chứa đựng thức ăn. Gina Sam, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ về đường tiêu hóa tại thành phố New York giải thích, các cơ bụng căng ra và có thể gây đầy hơi. Trên thực tế, tình trạng này không diễn ra trong thời gian dài và có khả năng tự biến mất.
Ngăn ngừa thói quen tiêu thụ nhiều thực phẩm không dễ như mọi người vẫn nghĩ. Nếu không ăn trong một thời gian dài hoặc bỏ bữa, bạn sẽ dễ dàng bị cám dỗ bởi các món ăn và tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn bình thường. Bác sĩ Sam cho biết, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp mọi người kiểm soát cơn đói dễ dàng hơn và tránh gây đầy bụng.
Khi bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn bình thường, dạ dày có xu hướng giãn rộng để chứa đựng thức ăn.
Sử dụng thực phẩm tạo khí gas
Một số loại rau xanh được nhiều người ưa chuộng như cải xoăn, súp lơ xanh và cải bắp nằm trong nhóm cải bắp. Điều này có nghĩa chúng sở hữu một loại đường mang tên raffinose. Hợp chất raffinose tích tụ trong ruột và nhanh chóng được các vi khuẩn lên men. Cynthia Sass, chuyên gia dinh dưỡng tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York (Mỹ) cho biết, chính quá trình này đã tạo ra khí gas gây đầy bụng. Đậu, táo và bất kỳ loại thực phẩm có vị mặn nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.
Tuy vậy, bạn không nên cắt bỏ hoàn toàn những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống vĩnh viễn. Tiêu thụ thức ăn giàu chất xơ, chất dinh dưỡng sẽ giúp hệ tiêu hóa tăng cường hoạt động, khỏe mạnh và ít gây đầy hơi hơn. Về cơ bản, càng tiêu thụ nhiều rau thì đầy hơi khó tiêu càng ít xảy ra. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi cách chế biến thức ăn nhằm giúp đường ruột dễ tiêu hóa hơn.
Một số loại rau xanh được nhiều người ưa chuộng như cải xoăn, súp lơ xanh... gây đầy bụng.
Nuốt không khí
Không khí cũng theo vào miệng khi bạn nhai nuốt thức ăn. Thông thường, đường ruột có thể giải quyết vấn đề này khi bạn tiêu thụ lượng thức ăn vừa phải. Tuy nhiên, nếu nuốt quá nhanh hoặc vội vã, lượng không khí vào bụng sẽ hơn gấp nhiều lần so với bình thường, từ đó kéo theo đầy bụng.
Để giảm thiểu tình trạng này, bác sĩ Sam khuyên, mọi người nên ăn chậm nhai kỹ, tránh sử dụng đồ uống có gas và ống hút. Khi bị đầy bụng, nhiều người thường bị ợ hơi và đi vệ sinh thường xuyên. Đây là một cơ chế tự nhiên giúp giải quyết tình trạng này.
Không dung nạp Lactose
Nếu cảm thấy đầy bụng khi uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, bạn có thể đang gặp phải tình trạng không dung nạp lactose. Michael Nusbaum, bác sĩ phẫu thuật kiêm người sáng lập Trung tâm Giảm cân lành mạnh Mỹ giải thích, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể bạn thiếu enzim lactase mang nhiệm vụ phá vỡ cấu trúc hợp chất lactose trong thực phẩm đường sữa.
May thay, hiện nay có rất nhiều lựa chọn thay thế cho các sản phẩm từ sữa này như sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành. Hiệp hội Gastroenterological Hoa Kỳ khuyến nghị, mọi người có thể dùng thuốc enzyme lactase nhằm hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn chứa lactose.
Nếu cảm thấy đầy bụng khi uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, bạn có thể đang gặp phải tình trạng không dung nạp lactose.
Không dung nạp đường
Đường là một loại thực phẩm khác cũng có thể gây nên tình trạng không dung nạp. Brooke Alpert, chuyên gia dinh dưỡng kiêm người sáng lập Viện B Nutritious tại thành phố New York, tình trạng không dung nạp đường phổ biến là nhạy cảm với các carb như oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides và polyols. Các hợp chất này đều thuộc nhóm tinh bột kém hấp thụ và có khả năng lên men (FODMAPs).
FODMAPs không chỉ xuất hiện trong đồ ngọt mà còn hiện diện ở các loại rau như bắp cải, súp lơ xanh và măng tây. Nếu gặp phải tình trạng không dung nạp các chất này, bạn có thể bị đau bụng, đầy hơi sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa đường. Tránh sử dụng các thực phẩm gây kích thích là biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Mắc bệnh Celiac
Với những người mắc bệnh Celiac, không hấp thụ gluten là việc làm vô cùng quan trọng. Celiac không phải là bệnh dị ứng hay nhạy cảm với thức ăn. Bác sĩ Nusbaum cho biết, nó là bệnh tự miễn phát sinh trong cơ thể khi hấp thụ gluten. Do đó, việc bổ sung gluten sẽ khiến cơ thể tự động tấn công chính mình, gây tổn thương đường ruột.
Tuy có thể biểu hiện theo nhiều cách, những triệu chứng chính của bệnh bao gồm đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, sụt cân, mệt mỏi, đau khớp và lở loét miệng. Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác nên cách tốt nhất để biết bạn có mắc bệnh tự miễn Celiac không là đến bác sĩ kiểm tra.
Với những người mắc bệnh Celiac, không hấp thụ gluten là việc làm vô cùng quan trọng.
Dị ứng thực phẩm
Khi dị ứng với một loại thức ăn nào đó, hệ miễn dịch trong cơ thể bạn sẽ coi thực phẩm như vi khuẩn gây hại và cố gắng loại bỏ chúng ra ngoài. Tình trạng này dẫn đến một loạt phản ứng của hệ miễn dịch, sản sinh hợp chất histamine gây các triệu chứng như khó thở, đau họng, sưng tấy, khàn giọng và phát ban. Ngoài ra, hiện tượng đầy bụng cũng có thể xảy ra nếu bạn tiêu thụ thức ăn kích ứng.
Táo bón
Không tiêu thụ nhiều rau quả sẽ khiến bạn nhanh chóng phải đối mặt với tình trạng táo bón. Tình trạng này sản sinh hiện tượng đầy hơi do phân tích tụ trong ruột mà không được thải bỏ. Táo bón làm đường ruột phải giãn ra, từ đó tạo điều kiện cho không khí mắc kẹt trong bụng.
Bác sĩ Sam cho biết, một cách giúp ngăn ngừa táo bón là uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày. Bạn cũng nên tiêu thụ tối thiểu 25-30g chất xơ mỗi ngày, tương đương 4-5 khẩu phần trái cây và rau quả.
Nếu có điều kiện, mọi người cần tập thể dục thường xuyên. Các cơ bắp hoạt động liên tục trong quá trình tập luyện sẽ tạo động lực không nhỏ thúc đẩy đường ruột chuyển động.
(Nguồn: Health)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!