Điều cần biết về bỉm, tã lót cho trẻ sơ sinh

Sống khỏe mạnh - 12/06/2024

Trẻ nhỏ cần mặc quần áo, quấn tã lót như thế nào cho đúng? Điều này không phải cha mẹ nào cũng biết.

Khăn quấn. Mới chào đời, khăn quấn giúp trẻ có cảm giác an toàn giống như khi còn ở trong bụng mẹ. Quấn trẻ sao cho khéo để bé cảm thấy thoải mái, an toàn và dễ ngủ hơn, cũng là một kỹ thuật. Xem các bước thực hiện quấn khăn được các chuyên gia hướng dẫn.

Điều cần biết về bỉm, tã lót cho trẻ sơ sinh

Khăn quấn giúp trẻ có cảm giác an toàn (ảnh minh họa: Internet)

Tã vải.Rất được các bà mẹ yêu thích vì tính tiện dụng. Có 8 điều mẹ cần nhớ khi dùng tã vải cho bé

Tã giấy.Làn da của mỗi trẻ là khác nhau. Mẹ thông thái nên mua lượng nhỏ, thấu hiểu làn da em bé của mình và cân nhắc thật kỹ khi chọn lựa loại tã phù hợp. Chi tiết tại đây

Tuy nhiên, tã giấy có thể làm bí hơi, dẫn đến gây dị ứng da cho bé. Nên chọn tã giấy có lớp thấm hút tốt; vừa hoặc rộng hơn bé một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.

Chăn quấn. Đây là 1ựa chọn của 1 số bà mẹ. Chăn cần bằng chất liệu thoáng khí, mềm mại (như cotton), dễ dàng lưu thông không khí quanh cơ thể và tránh bị quá nóng. Vì chăn sẽ khó ôm vừa người bé, do đó mẹ nên chọn kích thước chăn phù hợp và hoàn thiện kỹ thuật quấn chuẩn. Chi tiết tại đây

Hăm tã. Là vấn đề rất hay gặp. Nguyên nhân là trẻ bị viêm ở vùng da quấn tã, xảy ra ít nhất một lần trong 3 năm đầu đời nhưng phổ biến vào giai đoạn từ 9 - 12 tháng tuổi. Vậy với trẻ bị hăm tã, làm sao để chăm sóc tốt nhất?

Điều cần biết về bỉm, tã lót cho trẻ sơ sinh

Trẻ đóng bỉm lâu có thể bị hăm tã (ảnh minh họa: Internet)

Bỉm.Tuy đắt 1 chút, nhưng so với tã giấy hoặc miếng lót sơ sinh sẽ tiết kiệm bao nhiêu công sức giặt đồ vì bị dính bẩn ra quần áo của em bé/gia trải giường. Đó là chia sẻ của cựu MC Minh Trang.

Đối với người lần đầu làm mẹ còn lúng túng về cách thay bỉm. Clip sau đây sẽ giúp bạn

Bỉm cũng gây nên nhiều tác hại cho bé nếu cha mẹ lạm dụng.

Một trong số đó là dị ứng bỉm. Mẹ có thể sử dụng kem chống hăm nếu trẻ dị ứng nhẹ. Với trẻ bị nặng, vùng nổi mẩn và mụn nhiều, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất.

Tã, bỉm hay khăn quấn đều là những đồ tiếp xúc với bộ phận sinh dục của bé nên cần cực kỳ chú ý. Việc chăm sóc cho cơ quan sinh dục bé trai phải thực hiện thường xuyên trong mỗi lần thay tã lót bằng cách rửa nước ấm. Vệ sinh cho bé gái phải làm thường xuyên hơn bé trai, do cấu tạo rất khác biệt của bộ phận sinh dục. Xem hướng dẫn tại đây

 Cách thay tã cho trẻ 'chuẩn không cần chỉnh' (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

Bao tay, chân. Đeo bao tay, bao chân thường xuyên cho trẻ sơ sinh thực sự không phải là việc làm hữu ích. Nhiều chuyên gia nhi khoa cho rằng, trẻ sơ sinh sớm được bỏ bao tay thường có phản xạ nắm giữ tốt hơn trẻ được đeo bao dài ngày. Xem một số lưu ý khi đeo bao tay, chân cho bé

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!