Điều cha mẹ phải chịu trách nhiệm với con

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Nếu con không nổi nóng với bạn đôi lúc ít nhất một lần, bạn không làm tốt vai trò của mình...

Một trong những điểm quan trọng nhất xuyên qua những lời khuyên nhủ không cần thiết, mặc cảm tội lỗi và sự so sánh với những người khác là bạn cần phải hiểu rõ bạn chịu và không chịu những trách nhiệm gì trong việc nuôi dạy con cái.

Trong bài viết trước. SARA A.BEAN (Thạc sĩ Giáo Dục, chuyên nghành về Cố Vấn Giáo Dục trực thuộc trường Đại Học Florida Atlantic University) đã chỉ ra cho bạn biết những điều mà các bậc cha mẹ không phải chịu trách nhiệm với con, thì trong bài này là những điều bạn phải chịu trách nhiệm trước cuộc đời của mỗi đứa trẻ do mình sinh ra.

1. Quyết định những điều không theo thông lệ

Nếu như con cái không nổi nóng với bạn đôi lúc ít nhất một lần, bạn không làm tốt vai trò của mình. Cùng lúc, đừng quên rằng bạn không cần phải đưa ra lời giải thích dài dòng cho những quyết định đó. ‘Thật là không an toàn’ trở thành lời giải thích khi đứa trẻ vị thành niên hỏi tại sao nó không thể nhảy thẳng từ trên mái nhà xuống tấm nệm lò xo bên dưới. ‘Đó là trách nhiệm của con’ là quá đủ lý do chính đáng để bảo con bạn là giờ học tập đã đến. Bạn không cần phải đi sâu vào những hình thức có thể ‘nếu như’ và ‘vậy thì’.

2. Dạy cho con cái tự lập

Một trong những tác động vai trò của phụ huynh mà chúng ta thường bàn thảo ở EP là vai trò của người hướng dẫn/huấn luyện viên. Đó là vai trò của bạn dạy dỗ con cái mình những kỷ năng theo thứ tự từng lứa tuổi để chúng ngày càng biết tự lập hơn. Rồi thời gian cũng đưa đến khi đứa trẻ cần phải học làm sao để chế ngự cảm xúc cá nhân, cách cột dây giày, tập viết tên của mình, và đối phó với những lời trêu ghẹo của ai đó. Càng ngày đứa trẻ sẽ càng cần đến những bài tập nâng cao hơn như: đánh máy bài làm, từ chối ma túy, lái xe, và viết đơn xin việc.

Điều cha mẹ phải chịu trách nhiệm với con

3. Cho con chịu trách nhiệm

Đến phút chót, có nghĩa là lúc đề ra những giới hạn cho con cái khi chúng bắt đầu có những hành vi không phù hợp. Thí dụ như: Khi con bạn dẹp bài vở qua một bên thì bạn có thể tắt TV và bảo: ‘Xem TV không thể giúp con làm xong bài tập. Sau khi con làm bài xong thì con có thể mở nó ra xem’. Hoặc, bổ sung thêm những hậu quả của những sự cố khác như: Thiếu sót bài tập, những hoạt động cuối tuần được tạm hoãn lại sau khi làm xong bài vở.

4. Tự bước một mình trên đường đời

Đó là một bước ngoặt. Chúng ta quá hiểu rằng phải thường tự tranh đấu để chấp nhận cuộc sống đầy rẫy những thăng trầm. Điều không phải là ảnh hưởng từ bạn, chỉ là tự nó xảy ra. Đừng tự đổ lỗi cho mình khi nó xảy đến. Tập trung tìm ra phương cách tốt nhất để đối mặt, tìm những giải pháp mới để giúp con mình một cách hữu hiệu nhất, hoặc nhờ vào sự trợ giúp của địa phương.

5. Cố gắng hết sức

Đó là tất cả những gì đôi khi bạn cần phải làm. Đây là cách thức liên tục cân bằng-nỗ lực để tìm đến sự cân bằng giữa việc làm quá nhiều và làm quá ít, hoặc đưa ra những hậu quả không quá khắt khe cũng như đừng có phần quá dễ dãi. Vai trò của bậc cha mẹ đôi khi tưởng chừng như là một gánh xiếc. Ở đó cần có vài hành động cân bằng từng lượt một. Đó là lúc mà bạn phải quay trở lại để chọn lựa cuộc chiến của mình, và tự nhủ rằng bạn không làm điều đó, cho dù bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành nữ anh hùng hoặc anh hùng.

Điều cha mẹ phải chịu trách nhiệm với con

Trở lại những vấn đề nêu trên, hãy ghi nhớ rằng con cái bạn là đứa trẻ đặc biệt, và bạn là người hiểu rõ nó hơn ai hết trên thế gian này. Bạn sẽ vẫn luôn nhận dữ liệu, không cần biết là thường xuyên hoặc chỉ thỉnh thoảng, từ thế giới xung quanh mình rằng bạn phải làm cha mẹ như thế nào.

Chính bạn, hơn lúc nào hết, là nhà chuyên môn cho con cái của mình và tự mình phải quyết định phải dạy dỗ con cái như thế nào để nó có thể tự lập và tin tưởng được trong khi nó vẫn được yêu thương chiều chuộng và tôn trọng những đòi hỏi nhu cầu cá nhân. Khi bạn đã tìm thấy chức năng của mình, hãy nhớ lấy những lời chỉ dẫn trên để tự giúp chính mình trở nên tự tin hơn, và luôn ghi nhớ điều gì là chính trong vai trò làm cha mẹ của mình.

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!