Điều gì gây nên hiện tượng nắng nóng mùa thu

Cần biết - 04/29/2024

Chuyên gia lý giải về hiện tượng giữa mùa thu mà thời tiết nắng nóng oi bức như mùa hè, có 12,5% nguyên nhân là do Elnino.

Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Thuật ngữ biến đổi khí hậu trong thế kỷ 20 được coi là đồng nghĩa với hiện tượng ấm lên của toàn cầu (Global warming).

Biến đổi khí hậu chủ yếu do các hoạt động của con người gây nên, những nguyên nhân có tính chất tự nhiên như hiện tượng Elnino, núi lửa phun trào… Tuy nhiên những hiện tượng tự nhiên chỉ đóng vai trò nhỏ đối với biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện tượng Elnino chịu trách nhiệm khoảng 12,5% cho sự ấm lên của toàn cầu trong giai đoạn từ 1940 đến 2005. Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến đổi khí hậu, gây nên bởi 'hiệu ứng nhà kính'.

Điều gì gây nên hiện tượng nắng nóng mùa thu

Năm nay, trong những ngày thu của tháng 10 nhưng thời tiết vẫn rất oi bức, ban ngày nhiệt độ ngoài trời nắng nóng, ban đêm vẫn phải sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm mát. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hiện tượng Elnino gây nên, theo dự đoán của những nhà khoa học, năm 2014 sẽ có diễn biến thời tiết bất thường và là năm nóng nhất trong vòng 134 năm qua. Elnino và hiệu ứng nhà kính là những yếu tố chính gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hiện tượng Elnino

Elnino là một hiện tượng phức tạp do sự tương tác giữa nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương với hệ thống khí quyển. Trong điều kiện thời tiết bình thường ở biển Thái Bình Dương gió thổi theo chiều từ Đông sang Tây. Lớp nước biển ở trên bề mặt có nhiệt độ cao di chuyển cùng chiều gió và hơi nước bay lên ngưng tụ tạo nên những cơn mưa ở các nước thuộc vùng phía Tây như Indonesia, Australia, Philippines… Trong khi đó, lớp nước lạnh ở phía dưới đáy đại dương di chuyển theo chiều ngược lại về phía Đông nên tạo cho thời tiết khô hanh ở khu vực này. Khi có hiện tượng Elnino xảy ra, có sự thay đổi hướng gió, dòng nước ấm ở lớp trên bề mặt nước biển di chuyển về phía Đông Thái Bình Dương mang theo hơi nước là nguyên nhân dẫn đến mưa bão, lũ lụt cho nhiều quốc gia Nam Mỹ như Peru, Chile… Ngược lại các nước khu vực Đông Nam Á, châu Á thì hạn hán kéo dài và thời tiết hanh khô.

Điều gì gây nên hiện tượng nắng nóng mùa thu

Người ta thấy hiện tượng Elnino thường xảy ra có tính chất chu kỳ, thông thường từ 3 đến 10 năm một lần, đầu chu kỳ thường vào tháng 10 và kết thúc vào khoảng tháng 5 năm sau. Hiện tượng Elnino gây đảo lộn thời tiết ở từng khu vực như những nơi có mưa thì chịu ảnh hưởng của bão lũ, những nơi không có mưa thì trở nên hạn hán. Hiện tượng này không những gây ra biến đổi thời tiết ở khu vực mà còn làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo một nghiên cứu do các nhà khoa Úc tiến hành đăng tải trên tạp chí  Geophysical Research, các nhà nghiên cứu cho rằng, có mối liên quan chặt chẽ giữa hiện tượng Trái đất nóng lên với hiện tượng Elnino. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai chủ yếu là để đáp ứng với chu kỳ Elnino, hoạt động của núi lửa và những biến đổi của năng lượng mặt trời. Nói cách khác, sự biến đổi khí hậu trong vài thập kỷ vừa qua cũng có thể lý giải bởi hiện tượng Elnino.

Hiệu ứng nhà kính

Bình thường thì bức xạ mặt trời khi chiếu xuống Trái đất, một phần bức xạ hồng ngoại được hấp thu và làm ấm bề mặt Trái đất, phần lớn tia bức xạ hồng ngoại sẽ phản xạ trở lại vào khí quyển để làm mát bề mặt Trái đất. Khi bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi các hóa chất như CO2, MH4, NO2, SO2, HFCs, PFCs… (sinh ra do các hoạt động của con người, hoặc hoạt động phun trào của núi lửa, cháy rừng, công nghiệp hóa chất, phân bón, các hoạt động nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa…), lúc này những tia phản xạ của bức xạ mặt trời bị giữ lại ở bầu không khí ô nhiễm, làm cho quá trình phản xạ của bức xạ hồng ngoại ít hiệu quả và hậu quả là làm bề mặt Trái đất nóng lên, hiện tượng này gọi là hiệu ứng nhà kính. Nếu không có các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, Trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33oC, tức là nhiệt độ trung bình Trái đất sẽ khoảng 18oC. Trái đất nóng lên và mực nước biển dâng cao, làm tan băng ở bắc cực… những tảng băng ở Bắc cực nhỏ dần là những hiện tượng biến đổi của thiên nhiên do hiệu ứng nhà kính.

Điều gì gây nên hiện tượng nắng nóng mùa thu

Một trong những chất khí có vai trò quan trọng với hiện tượng Trái đất nóng lên là khí CO2 sinh ra trong các hoạt động công, nông nghiệp và dịch vụ. Có tới 70% tổng lượng CO2 phát thải ra môi trường xung quanh là do các nước giàu phát thải. Chỉ tính riêng từ năm 1750 cho đến nay, trên toàn thế giới, lượng CO2 trong khí quyển đã tăng tới 40%. Điều này là phù hợp với sự tăng lên của nhiệt độ Trái đất trong thời gian gần đây, trong vòng 100 năm qua nhiệt độ Trái đất đã tăng lên 0,75oC và tăng lên mạnh nhất trong 3 thập kỷ gần đây so với trước kể từ năm 1850.

Mưa axít

Cùng với hiện tượng hiệu ứng nhà kính là những cơn mưa axít, nguyên nhân chủ yếu do sự phát thải của các chất SO2 và NOx  do hoạt động của con người gây nên. Mưa axít (PH của nước mưa < 5,6) làm ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái, làm chết những cánh rừng, phá hủy gỗ, làm biến đổi chất lượng nước ở những ao hồ và phá hủy đời sống của các loại động vật thủy sinh. Mưa axít cũng làm tăng độ chua của đất, làm cây cối kém phát triển...

Điều gì gây nên hiện tượng nắng nóng mùa thu

Kết quả điều tra mới đây về hiện trạng môi trường ở Hà Nội, cho thấy Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất ở châu Á, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng nhà kính và làm cho nhiệt độ thành phố trong những ngày vừa qua là khá cao. Với sự ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và các thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng mưa axít xảy ra là điều dễ hiểu và có tác động không nhỏ đến môi trường, hệ sinh thái và đời sống con người. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường về hiện trạng mưa axítt ở Việt Nam cho thấy: ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, lượng mưa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với các khu vực có giá trị sinh thái cao như Cúc Phương, Nha Trang, Cà Mau...

>> Xem thêm: Bắc bộ nóng bức lên tới 34 độ C, Nam Bộ mưa dông

Ảnh minh họa: Internet

ThS. BS. Nguyễn Kiên Cường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!