Tốt cho tim mạch
Theo nghiên cứu của James J. DiNicolantonio - một nhà khoa học nghiên cứu về tim mạch tại Viện Tim Mid-Atlantic St. Luke, việc ăn nhiều đường làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, từ đó kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng huyết áp và nhịp tim… Nếu đưa đường ra khỏi chế độ ăn uống, điều này sẽ được giải quyết.
Giảm mụn
Khi chúng ta nạp nhiều đường vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất thêm nhiều axit, giảm kháng thể, kéo theo đó là hiện tượng mụn đỏ hay dị ứng da. Khi chúng ta ăn nhiều đường, các phân tử đường gắn với từng sợi protein trong mỗi tế bào và chuyển hóa. Quá trình này được gọi là glycation – chính là một trong các nguyên nhân làm mất đi vẻ đẹp rạng rỡ của làn da. Thế nên giảm đường đương nhiên sẽ tốt hơn cho làn da rồi!
Đường là loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống (Ảnh minh họa: Internet)
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ăn nhiều đường sẽ làm tích tụ mỡ trong gan. Không những thế, nó còn gây ảnh hưởng tới việc sản xuất insulin và hoạt động của tuyến tụy – là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh tiểu đường.
Khi bạn ăn nhiều đồ ngọt, đường hấp thu vào máu rất nhanh, khiến cho đường huyết tăng đột ngột. Điều này buộc tuyến tụy phải hoạt động nhiều nhằm giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết. Khi tình trạng này diễn ra liên tục, tuyến tụy sẽ rơi vào 'quá tải', suy giảm chức năng, dẫn đến bệnh tiểu đường. Vì thế, hãy phòng tránh tiểu đường bằng cách cắt giảm lượng đường trong bữa ăn.
Tốt cho giấc ngủ
Đường có thể giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc sẽ cản trở giấc ngủ nếu bạn sử dụng quá nhiều. Việc chúng ta ăn nhiều đường sẽ kích thích sản xuất hoóc-môn cortisol, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Hệ quả là bạn không được ngủ đủ giấc, gây nên tình trạng mệt mỏi, khó chịu khi thức dậy, cơ thể thiếu sức sống, làm việc kém hiệu quả… Vì thế, đừng ăn quá nhiều đường trước khi đi ngủ nếu bạn muốn ngủ ngon.
Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt để sức khỏe không bị ảnh hưởng (Ảnh minh họa: Internet)
Tăng cường trí nhớ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc ăn quá nhiều đường không chỉ gây suy giảm trí nhớ mà còn dẫn đến nhiều căn bệnh liên quan, điển hình là bệnh Alheimer. Theo thời gian, việc tích tụ nhiều đường sẽ làm suy giảm hoạt động của các tế bào não. Điều đó khiến các tế bào này hoạt động kém linh hoạt hơn, dẫn tới rất nhiều vẫn đề về não bộ, trong đó có trí nhớ và cả sự thông mình. Bởi vậy nên, nếu bạn không muốn mình ngày càng trở nên… ngốc nghếch thì hãy ăn ít đường thôi nhé!
Lưu ý: Bạn chỉ nên cắt giảm đường chứ không nên loại bỏ hoàn toàn bởi cơ thể vẫn cần có đường mới có thể hoạt động tốt. Lượng đường cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 37,5g với nam giới và 25g với nữ giới (theo hiệp hội Tim mạch Mỹ).
Chế độ ăn kiêng đường cho người mới bắt đầu
Khi nói đến việc cắt giảm đường, chúng ta thường chỉ nghĩ đến đường trắng, đường vàng tạo ngọt. Nhưng thực chất, có rất nhiều loại thực phẩm chứa đường mà bạn không ngờ đến. Dưới đây là gợi ý để xây dựng một chế độ ăn ít đường, lành mạnh bằng việc kiêng một số thực phẩm nhiều đường. Hãy thay đổi thực phẩm hàng ngày theo bảng sau trong 1 tháng để cảm nhận sự khác biệt nhé!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!