Điều thú vị bạn chưa biết về nước mũi

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Nước mũi rất sạch, có vai trò quan trọng với hệ hô hấp. Nó còn cảnh báo những dấu hiệu bất thường về sức khỏe nữa.

1. Tại sao chúng ta có nước mũi?

Nước mũi rất quan trọng với hệ hô hấp, cụ thể hơn là mũi. Nó giúp mũi không bị khô, làm ẩm không khí khi được hít vào bên trong, giữ lại bên ngoài bụi bẩn, phấn hoa, vi sinh vật có trong không khí để tránh gây dị ứng hô hấp.

Hơn nữa, trong mũi luôn luôn tồn tại vi khuẩn. Nước mũi trở thành cái bẫy để ngăn chúng xâm nhập sâu hơn vào phổi. Ngoài ra, khi trời lạnh, bạn hay chảy nước mũi là do hiện tượng ngưng tụ và bay hơi. 

Không khí ấm thở ra từ bên trong cơ thể gặp hơi lạnh đột ngột tại khoang ngoài của mũi, gây ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước. Lúc này, dịch nhầy của mũi không thể hấp thụ hết nước ngưng tụ, nên phần dư thừa sẽ chảy ra ngoài. Do vậy, có thể nói nước mũi rất sạch.

Điều thú vị bạn chưa biết về nước mũi

Nước mũi giúp mũi không bị khô, làm ẩm không khí khi được hít vào bên trong, giữ lại bên ngoài bụi bẩn (Ảnh minh họa: Internet)

2. Nước mũi bao nhiêu là bình thường?

Nước mũi được sản sinh liên tục, nhưng bạn chỉ chú ý đến chúng vào những hôm trời quá lạnh hoặc ẩm ướt. Thông thường, bạn tạo ra khoảng 1 thìa cà phê nước mũi mỗi ngày là bình thường. Toàn bộ số này sẽ được nuốt vào hoặc khô thành gỉ mũi. 

Lượng nước mũi ở mỗi người phụ thuộc vào các yếu tố như chiều cao, cân nặng, hệ miễn dịch. Tự bạn sẽ biết bao nhiêu nước mũi là bình thường, để tránh rơi vào tình trạng 'mũi khóc' cả ngày.

3. Khi nào màu nước mũi thay đổi?

Nước mũi của người khỏe mạnh thường trong, hầu như không màu. Khi chuyển sang dạng sệt, màu đục, nghĩa là báo hiệu sự viêm nhiễm hay dị ứng. Nếu nước mũi có màu vàng hoặc xanh là do bạch cầu được cơ thể chuyển tới mũi đã 'hy sinh' để chống lại các yếu tố gây viêm.

4. Khi nào nước mũi báo hiệu sự cố?

Nếu bạn thấy máu lẫn trong nước mũi, cần tới bác sĩ kiểm tra ngay lập tức nhé! Điều đó có nghĩa hiện tượng viêm nhiễm đã xuyên thủng được màng dịch nhầy và tấn công vào mạch máu. 

>>> Xem thêm: Slide: Những quan niệm sai lầm về ung thư phổi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!