Điều trị xơ gan cổ trướng bằng phương pháp hấp thu dịch

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Sau 1 tháng thực hiện chế độ dinh dưỡng giảm bớt gánh nặng cho ổ bụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tuần hoàn dịch trong cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, dịch cổ trướng của ông N.V.T (Hải Dương) có dấu hiệu thuyên giảm.

Sau 1 tháng thực hiện chế độ dinh dưỡng giảm bớt gánh nặng cho ổ bụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tuần hoàn dịch trong cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, dịch cổ trướng của ông N.V.T (Hải Dương) có dấu hiệu thuyên giảm.

Xơ gan cổ trướng là gì?

Xơ gan cổ trướng chính là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, lúc này lá gan không còn khả nặng tự phục hồi và mất dần chức năng. Gan không thực hiện được chức năng giải độc, từ đó toàn bộ cơ thể bị nhiễm độc, có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị xơ gan cổ trướng

Ông N.V.T - 63 tuổi (Phả Lại, phố Sùng Yên, Chí Linh, Hải Dương) cho biết, “Khi được chẩn đoán viêm gan B mạn tính, xơ gan cổ trướng tôi và gia đình vô cùng hoang mang. Tôi đã chạy chữa nhiều nơi đều không khỏi. Ngày 13/3/2017 cầm kết quả khám bệnh trên tay tôi dường như vỡ òa khi được bác sĩ thông báo bệnh của tôi đang tiến triển rất tốt, dịch cổ trướng đã hết hoàn toàn chỉ trong một tháng điều trị mà không phải hút dịch”.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Chuyên gia gan mật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - người đã trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân T cũng cho hay, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ nhận định trường hợp ông T dịch đã xuất hiện nhiều trong ổ bụng, chỉ số tiểu cầu, men gan, Albumin trong máu ... ở mức thấp, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Điều trị xơ gan cổ trướng bằng phương pháp hấp thu dịch

Với kinh nghiệm nhiều năm điều trị các bệnh lý gan mật, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành phân tích rất kĩ tình trạng bệnh của ông T để nghiên cứu và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.

Chưa vội áp dụng phương pháp chọc hút dịch cổ trướng, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành kê thuốc đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nhằm hạn chế việc hấp thụ lượng nước và nước báng trong bụng để giảm áp lực cho gan và thận, nhằm giảm bớt gánh nặng cho ổ bụng trong khi đói. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, tuần hoàn dịch trong cơ thể.

Sau một tháng điều trị bằng phương pháp hấp thu dịch, PGS. TS Thành cho biết bệnh dịch cổ trướng của ông T đã hết, chỉ số tiểu cầu tăng từ 37 lên 42 đơn vị, chỉ số Albumin trong máu tăng từ 23,8 lên đến 31,6 đơn vị, chỉ số men gan cũng tăng đáng kể,...

“Bây giờ thì tôi ăn ngủ tốt hơn, cơ thể không còn mệt mỏi như trước nữa”, ông T phấn khởi.

Năm 2015, Bệnh viện Thu Cúc cũng đã tiếp nhận trường hợp của ông V.Đ.P, 65 tuổi - Thành phố Vinh, Nghệ An. Ông P cũng mắc căn bệnh viêm gan B và xơ gan cổ trướng khá nguy hiểm. Ông V.Đ.P đã điều trị ở nhiều nơi nhưng thấy không hiệu quả nên đã bỏ điều trị. Đến khi bệnh nặng ông mới điều trị lại.

Ông V.Đ.P chia sẻ: “Khi đến Bệnh viện Thu Cúc tôi được chẩn đoán dịch trong ổ bụng nhiều, gan đã rất yếu nhưng sau 4 lần điều trị dịch trong ổ bụng đã hết, sức khỏe đã tốt hơn. Đến nay sau gần 1 năm sức khỏe của tôi đã ổn định hơn rất nhiều”

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chia sẻ: “Gan là một trong những bộ phận quan trọng trong bộ máy tiêu hóa và là một cơ quan không thể thiếu trong cơ thể con người. Gan đảm nhiệm khoảng 500 vai trò khác nhau trong toàn bộ hệ thống tạo nên sự sống. Chính vì thế, đây cũng là một bộ phận cần được quan tâm chăm sóc và bảo vệ đặc biệt để có cuộc sống khỏe mạnh.

Viêm gan B và xơ gan cổ trướng là một trong những bệnh lý về gan nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Để phòng tránh căn bệnh này tốt nhất nên đi khám tầm soát các bệnh lý gan mật 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần”.

Theo Báo Vietnamnet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!