Ở Việt Nam, hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về bệnh tay chân miệng ở thai phụ mang lại hậu quả bất lợi dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Bệnh tay chân miệng cũng ít xảy ra ở người lớn khỏe mạnh, do đó nguy cơ nhiễm bệnh khi mang thai cũng rất thấp.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ hết các khả năng, trong trường hợp nếu thai phụ bị bệnh tay chân và miệng:
- Trong 3 tháng đầu thai kì, có rất ít bằng chứng cho thấy thai phụ có thể bị sảy thai hoặc con bị dị tật do mẹ mắc bệnh tay chân miệng
- Mắc bệnh trong thời gian ngắn trước sinh: có thể lây nhiễm sang con hoặc có các triệu chứng tại thời điểm sinh song rất hiếm xảy ra
- Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh này đều có triệu chứng nhẹ. Chỉ có một số ít trường hợp bị biến chứng đến các bộ phận trên cơ thể và thường là rất nặng.
Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc:
- Mẹ bầu rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh
- Nên tránh xa trẻ có dấu hiệu bệnh, vì vi-rút có thể truyền bệnh trước khi trẻ có biểu hiện rõ ràng trên cơ thể
- Nếu trẻ bị bệnh thì cần chăm sóc y tế kịp thời và cẩn thận
Vì vậy, trong thai kì, nếu bị bất kì một loại ban đỏ nào trên da, mẹ bầu cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và theo dõi.
Thúy Anh (Theo NHS.uk)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!