Đối tượng tuyệt đối không nên ăn tỏi sống

Điều cần biết - 11/24/2024

Hầu như ai cũng có thể ăn tỏi, tuy nhiên, có thể bạn chưa biết nhưng một số người không nên ăn tỏi sống sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Tỏi là loại thực vật gia vị được sử dụng hằng ngày trong đời sống. Không thể phủ nhận hương vị kích thích vị giác và tác dụng phòng chống nhiều bệnh tật từ tỏi.

1. Ăn tỏi sống sẽ tích lũy allicin

Sở dĩ tỏi có tác dụng phòng ngừa ung thư là do trong nó có chứa một chất diệt khuẩn tự nhiên có tên gọi là allicin. Hơi cay mà chúng ta ngửi thấy chính là do allicin sinh ra. Allicin cho dù đã làm loãng 100 ngàn lần thì nó vẫn có khả năng tiêu diệt các độc bệnh như paratyphoidfever, shigella… trong chớp mắt, đặc biệt là có thể giết chết vi khuẩn helicobacter pylori - nhân tố chủ yếu gây ra ung thư dạ dày.

Đối tượng tuyệt đối không nên ăn tỏi sống

Tỏi có tác dụng phòng ngừa ung thư là do trong nó có chứa một chất diệt khuẩn tự nhiên có tên gọi là allicin (Ảnh minh họa: Internet)

Khi qua xào nấu, một lượng lớn allicin trong tỏi sẽ bị thất thoát hoặc phân giải do nhiệt, làm giảm thấp công hiệu bảo vệ sức khỏe của tỏi. Vì vậy, tỏi luôn được khuyến khích nên ăn sống, nếu không thể chịu được vị cay nồng của tỏi, lúc gần tắt bếp hãy cho tỏi vào món ăn để mùi vị dễ chịu hơn. Ngoài ra, món dưa tỏi rất đáng để bạn chuẩn bị cho cả gia đình, vừa kích thích khẩu vị lại vừa giữ được nhiều công dụng trong tỏi.

Đặc biệt, nếu nuốt cả tép tỏi thì không thể phát huy được tác dụng của Allicin, bởi vì nó cần có hai vật chất kết hợp lại tạo thành, đó là Alliin và Alliinase, vì vậy khi tép tỏi được đập giập hoặc nghiền nát thì mới sinh ra được Allicin. Do đó, nếu món ăn bày sẵn cả tép tỏi thì khuyến khích bạn nên nhai kỹ trong lúc ăn, như thế càng có lợi cho việc tiêu diệt vi khuẩn trong cả khoang miệng.

2. Những người không nên ăn tỏi sống

Tỏi được biết đến với công hiệu ngăn ngừa được nhiều bệnh tật như phổi kết hạch, ung thư, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh tim… Tuy nhiên, nếu bạn thuộc 5 nhóm đối tượng sau đây thì không nên ăn tỏi sống.

- Người bị bệnh về mắt

Người xưa có câu: 'Tỏi trị bách bệnh, ngoại trừ mắt'. Ăn tỏi lâu ngày thật sự có hại cho mắt. Theo nghiên cứu, vị của tỏi là cay nhất, nó có thể 'thấu' lên cả mắt và gây ra tổn thương. Vì vậy, người đang có bệnh về mắt nên hạn chế ăn tỏi, nhất là tỏi sống. Ngoài ra, những thực phẩm cay khác cũng nên kiêng.

Đối tượng tuyệt đối không nên ăn tỏi sống

Tỏi được biết đến với công hiệu ngăn ngừa được nhiều bệnh tật như phổi kết hạch, ung thư, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh tim (Ảnh minh họa: Internet)

- Người bị nhiệt và suy nhược

Ăn nhiều tỏi sẽ làm hao tổn 'khí' và 'huyết' của con người. Trong quyển 'Bản thảo tòng tân' có ghi chép 'tỏi cay nóng, có độc, sinh viêm, động hỏa, tán khí hao huyết, người bị nhiệt và suy nhược không nên ăn'. Do đó, nếu bạn thuộc đối tượng sức khỏe kém, khí huyết suy nhược thì nên thận trọng khi ăn tỏi.

- Người bị bệnh gan

Rất nhiều người ăn tỏi như một cách phòng ngừa viêm gan, thậm chí có người đang mắc bệnh gan vẫn ăn tỏi hàng ngày. Quan niệm này là lợi bất cập hại. Trong quyển 'Bản thảo cương mục' có ghi: 'Tỏi ăn lâu ngày hại gan, hại mắt. Tỏi tính nhiệt, trợ hỏa, vị cay, tính kích thích mạnh. Người trong gan có hỏa nếu ăn tỏi sẽ tăng cường tính hỏa, lâu ngày dẫn đến tác hại'.

- Người bị đi ngoài

Tính kích thích của tỏi sống càng mạnh hơn khi qua chế biến. Bình thường nếu ăn một lượng thích hợp có thể thúc đẩy tiêu hóa, nhưng với người bị viêm ruột, đi ngoài mà ăn tỏi có thể khiến niêm mạc đường ruột bị xung huyết, bệnh nặng thêm.

- Người bị bệnh nặng

Tỏi tuy nhiều công dụng nhưng cũng được xếp trong nhóm 'kích phát bệnh tật', nó làm một số bệnh dễ dàng phát bệnh và tăng nặng hơn. Vì vậy, đối với người đang có bệnh nặng hoặc đang dùng thuốc nếu ăn tỏi rất có thể sẽ gây tác dụng phụ.

Tỏi có thể làm bệnh cũ tái phát hoặc làm mất công hiệu của thuốc, phản ứng dây chuyền với thuốc, ảnh hưởng sức khỏe cơ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!