Ung thư phải nói là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất thời đại nay. Bởi nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, nó sẽ di căn nhanh chóng và gây tử vong cho người bệnh. Tuy ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nó lại có khả năng di truyền cho thế hệ sau, nhất là khi bố hoặc mẹ có tiền sử mắc ung thư.
Trước vấn đề trên, ông Jianjun – Trưởng khoa phẫu thuật vú và tuyến giáp tại Trung tâm Ung thư của Bệnh viện liên kết đầu tiên thuộc Đại học Jiaotong (Trung Quốc), đã chia sẻ câu chuyện về một trường hợp đáng thương trên tờ QQ.
Theo đó, Xiao Li là một cô gái đang tuổi xuân thì và có bạn trai khoảng hơn nửa năm trước. Cả hai người giống như một cặp 'trời sinh', rất đồng điệu và hợp nhau đến không tưởng. Ban đầu họ dự định sẽ kết hôn vào tháng 3 năm nay, nhưng do dịch Covid-19 mà đám cưới phải hoãn lại. Thế nên, Xiao mong muốn làm giấy đăng ký kết hôn trước để thuận tiện cho nhiều dự định sắp tới.
Do dịch Covid-19 nên cả hai quyết định đi đăng ký kết hôn rồi cưới xin sau, không ngờ lại xảy ra sự cố (Ảnh minh họa).
Vào ngày đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ đã hỏi Ryoko - chồng sắp cưới của Xiao rằng, liệu gia đình anh có bệnh di truyền nào không. Chẳng hề giấu giếm, Ryoko thú nhận có ông bà bị ung thư ruột còn dì thì ung thư vú, nhưng đến đời bố anh ấy thì không hề bị ung thư. Vậy nên anh nghĩ rằng chắc chắn mọi sự sẽ ổn.
Lúc này ông Jianjun mới bác bỏ và giải thích: 'Không phải cứ người thân có tiền sử ung thư thì bạn sẽ mắc và ngược lại, nhưng tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu có người thân bị ung thư. Bây giờ hoàn toàn tùy thuộc vào hai bạn, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đến với nhau'.
Đi khám về Xiao Li liền gọi điện cho bố mẹ để tâm sự về tình trạng hiện tại. Sau khi nghe xong, dù bố mẹ cô đều thương con gái lẫn con rể nhưng họ vẫn khuyên cô suy nghĩ thêm. Bởi tiền sử gia đình Ryoko mắc ung thư thì sau này Xiao mang thai sẽ có nguy cơ di truyền ung thư cho con, nhỡ không may xảy ra thật thì sẽ rất khó khăn.
Giờ đây Xiao Li thật sự rối bời vì vừa muốn kết hôn nhưng lại lo ngại di truyền ung thư cho con (Ảnh minh họa).
Nghe xong, Xiao Li liền bật khóc vì cô vô cùng rối bời. Một mặt bố mẹ cô nói quá đúng nên không thể phủ nhận, mặt khác Ryoko lại là người đàn ông chu toàn mà cô hết mực yêu thương, chắc chắn sẽ là tấm chồng tốt. Vừa muốn cưới chồng nhưng lại băn khoăn về vấn đề di truyền ung thư, Xiao như đứng trước mớ bòng bong không lời giải đáp…
Liệu ung thư có thể di truyền hay không?
Theo lịch sử ghi chép lại, gia đình của tướng Napoleon Bonaparte nổi tiếng bao gồm cha, ông nội, ba chị em gái và bốn anh em đã qua đời vì ung thư dạ dày. Một trường hợp khác là cô gái Mei Yan, đã qua đời vào ngày 30/12/2003 do ung thư cổ tử cung, sau đó 3 trong 4 người con của cô cũng mất vì căn bệnh tương tự.
Theo ông Jianjun, ung thư luôn có mối quan hệ chặt chẽ với di truyền. Những người có tiền sử gia đình bị ung thư sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn hẳn bình thường. Tuy không thể chắc chắn 100% sau này thế nào, nhưng họ luôn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư.
Vậy nên, hãy cảnh giác trước 3 loại ung thư có xu hướng di truyền rõ ràng từ bố mẹ cho con, hoặc thậm chí là đến đời cháu chắt:
1. Ung thư gan
Nếu gia đình có tiền sử ung thư gan, đặc biệt là bố mẹ, bạn cần phải cảnh giác cao độ và cần phải phòng ngừa sớm. Bệnh thường xuất phát do sự lây truyền của virus viêm gan B trong gia đình, rồi từ từ tiến hóa thành ung thư gan nếu không điều trị kịp thời.
Nguy hiểm hơn, nếu phụ nữ mắc viêm gan B trước hoặc trong khi mang thai, con của họ sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn. Vậy nên, để phòng tránh tốt thì hãy bắt đầu sàng lọc ung thư gan khoảng 6 tháng/lần nếu bạn trên 40 tuổi.
2. Ung thư vú
Ung thư vú luôn được các bác sĩ cảnh giác vì nó có xu hướng di truyền rất rõ, đặc biệt là giữa các thành viên trong gia đình. Khảo sát dịch tễ học cho thấy, nếu một người họ hàng gần bị ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng gấp 3 lần, nếu hai người họ hàng gần bị ung thư vú thì tỷ lệ này sẽ tăng gấp 7 lần.
Chị em phụ nữ cần cảnh giác trước căn bệnh ung thư vú nguy hiểm bởi nó có khả năng gây tử vong rất cao.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu gia đình có người trẻ bị ung thư vú (dưới 50 tuổi), khả năng cao là cả nhà bạn đã có gen mắc ung thư vú. Nếu mẹ và chị gái cùng mắc ung thư vú thì bạn luôn nằm trong nhóm nguy cơ cao sẽ bị bệnh trong thời gian sắp tới. Vậy nên, cần phải đi khám sức khỏe đều đặn để kịp thời phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
3. Ung thư dạ dày
Trong số tất cả các loại ung thư thì ung thư gan là loại có tính chất di truyền cao nhất. Có 5 – 10% bệnh nhân ung thư gan là do bố mẹ truyền sang cho con. Ngoài ra, mỗi gia đình thường có chế độ ăn giống nhau nên một người mắc sẽ kéo theo nhiều thành viên khác bị ung thư dạ dày theo.
Ông Jianjun khuyến cáo rằng, những người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày nên bắt đầu sàng lọc ung thư dạ dày thường xuyên sau tuổi 40. Đối với người bình thường, hãy chú trọng để phòng bệnh bằng cách đi sàng lọc sau 50 tuổi.
Ngoài ra cũng có một số loại như ung thư ruột, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp… đều mang tính di truyền nhưng khá hiếm gặp. Điều quan trọng là bạn phải biết lịch sử dịch tễ của cả nhà có mắc ung thư không. Nếu nằm trong nhóm có nguy cơ cao, bạn cần phải nắm rõ những biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ để bảo vệ bản thân.
Theo QQ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!