Đột quỵ não nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Đột quỵ não gồm 2 thể chính là nhồi máu não (do tắc mạch máu trong não, thường gây ra bởi cục máu đông) và xuất huyết não (do vỡ mạch máu trong não) làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu dẫn đến não.
Trong đó, 80% trường hợp đột quỵ não gây nên bởi sự xuất hiện của cục máu đông do nhiều yếu tố nguy cơ khác như: tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, mỡ máu, tiểu đường, béo phì,…
Cục máu đông là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ não (Ảnh minh họa: Internet)
Ngoài ra, theo PGS.TS Nguyễn Minh Hiện – Trưởng khoa Đột quỵ - Bệnh viện Quân y 103, tỷ lệ bị đông máu ở người cao tuổi cũng rất cao, bởi khi tuổi càng cao, hiệu suất sản xuất và chất lượng plasmin suy giảm.
Plasmin là enzym duy nhất trong cơ thể có khả năng trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin (sợi huyết), từ đó gây tan cục máu đông. Điều này dẫn đến có một lượng sợi huyết dư thừa lưu thông trong máu, làm cho nguy cơ hình thành cục máu đông tăng lên.
Khi xuất hiện tại não, cục máu đông sẽ gây tắc nghẽn dòng máu, làm cho việc lưu thông máu bị gián đoạn, gây ra thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não). Lúc này, người bệnh đột nhiên chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu không rõ nguyên nhân, bị giảm thị lực, nói khó, yếu hoặc bị liệt hẳn một bên tay chân, liệt nửa người…
Nếu không có hướng xử trí đúng và được cấp cứu kịp thời thì sẽ rất dễ gây tử vong. Do đó, việc ngăn ngừa sự hình thành đồng thời làm tan cục máu đông chính là biện pháp hàng đầu giúp ngăn ngừa đột quỵ não.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!