Từ huyết áp thấp, đến cao lúc nào không biết
Chị Lê Thanh Hồng (sinh năm 1978, Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chưa hết hoàn hồn sau cơn đột quỵ nhẹ xảy ra vào tháng 3 vừa qua. Chị Hồng kể trước đây chị bị huyết áp thấp nên chủ quan và không đi khám bệnh cũng không rõ huyết áp của mình bao nhiêu.
Đến giữa tháng 2, chị Hồng thấy người mệt mỏi, tê một bên tay và bên chân, nói ngọng nhưng vẫn không rõ bệnh lý gì. Người nhà còn cho rằng chị nằm ngủ không đúng tư thế nên dẫn tới tê bì nửa người.
Đến khi, chị Hồng bị ngã quỵ ra nhà, tỉnh dậy có triệu chứng liệt nửa người, nói càng ngọng hơn nên người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết chị Hồng bị đột quỵ nhẹ, nhồi máu não. Bác sĩ cho biết chị đã bị đột quỵ lần 1 và có thể tái phát. Nghe tới từ đột quỵ, chị Hồng rất hoang mang bởi chị nghĩ đột quỵ chỉ ở người già.
Sau 1 tuần điều trị và phục hồi chức năng, chị Hồng đã bình phục ra viện. Ban đầu đi lại còn khó nhưng chị tập phục hồi chức năng 2 tuần nên việc đi lại gần như ban đầu. Khi nhập viện và điều trị chị Hồng mới biết mình bị cao huyết áp.
Không những huyết áp cao, chị Hồng còn bị rối loạn lipid với chỉ số cholesterol trong máu cao tới 9mmol/l.
Bệnh nhân đột quỵ gia tăng
Bác sĩ khuyến cáo chị Hồng phải điều trị huyết áp và rối loạn lipid thường xuyên phòng đột quỵ tái phát. Nếu đột quỵ tái phát lần thứ 3 thì bác sĩ muốn cứu chị cũng khó khăn.
Không riêng gì trường hợp của chị Hồng, theo ghi nhận của Viện Tim mạch Việt Nam do áp lực của cuộc sống, đột quỵ gia tăng ngày càng nhiều thậm chí gặp ở cả người trẻ dưới 30 tuổi. Bệnh thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng: tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt; ý thức u ám, lẫn lộn; mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt; đi lại khó khăn….
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Cứu được người bệnh thì di chứng liệt, thần kinh.
Phòng như thế nào?
TS.BS Nguyễn Văn Triệu, Viện điều trị Cán bộ cao cấp Quân Đội, Bệnh viện TWQĐ 108cho biết,đột quỵ não là bệnh có thể dự phòng có kết quả bằng các biện pháp chống yếu tố nguy cơ trong cộng đồng. Nếu điều trị sớm trong các giờ phút đầu, có thể hạn chế tử vong và di chứng.
Theo TS Triệu, dự phòng đột quỵ não có hai bước cơ bản dự phòng đột quỵ não
Thứ nhất: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Điều trị rối loạn lipid máu: Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống nhằm điều chỉnh rối loạn lipid máu, trong đó đặc biệt làm giảm cholesterol. Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ 6-12 tháng/lần.
Kiểm soát đường huyết: Có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng thuốc điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục, kiểm soát cân nặng.
Kiểm soát trị số huyết áp: Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg để làm giảm các biến chứng về tim mạch, thận. Sử dụng thuốc hạ huyết áp đều đặn và đúng cách theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Kiểm soát mỡ máu, thay đổi ăn uống là cách phòng đột quỵ
Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tim như: rối loạn nhịp (đặc biệt là rung nhĩ), các tổn thương van tim, cơ tim đặc biệt là nhồi máu mới, nhồi máu cũ và bệnh lý cơ tim.
Chế độ ăn uống: Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo, kiểm soát cân nặng, ngăn tình trạng béo phì. Thực hiện chế độ ăn muối và kali hợp lý: Ăn mặn làm tăng huyết áp. Mức độ ăn kiêng được khuyến cáo chung là không quá 6g muối ăn mỗi ngày.
Nên bổ sung kali bằng ăn thêm hoa quả và rau tươi. Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn. Cai thuốc lá triệt để vì hút thuốc làm nguy cơ đột quỵ và bệnh mạch vành tăng, nhất là ở những người hút trên 40 điếu mỗi ngày.
Bác sĩ Triệucho biết việc tập thể dục để làm giảm thấp các yếu tố nguy cơ như làm hạ huyết áp, giảm béo phì, hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch.
Tập thể dục mức độ trung bình, chẳng hạn như đều đặn đi bộ 30 phút mỗi ngày. Có thể đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày, 5 ngày/tuần cũng rất hữu ích. Duy trì giấc ngủ khoảng 7h mỗi ngày. Nên ngủ sớm, dậy sớm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!