TP HCM: Phát hiện 'dấu hiệu lạ' trước khi lên máy bay, người đàn ông được cứu sống

Các bệnh - 11/24/2024

Đây là một trường hợp đột quỵ nặng, thậm chí không đáp ứng tốt với tiêu sợi huyết, phải can thiệp bằng dụng cụ để lấy cục máu đông.

Đến hôm nay 12-10, chỉ 2 ngày sau biến cố sinh tử, nam bệnh nhân đã hồi phục rất tốt, tri giác trở về bình thường, sức cơ tay đã hồi phục 4/5, chân là 5/5. Hiện ông vẫn đang trong giai đoạn hạn chế tiếp xúc, nghỉ ngơi để phục hồi. Khi khỏe hơn, ông sẽ được tập vật lý trị liệu để có thể phục hồi hoàn toàn.

TP HCM: Phát hiện 'dấu hiệu lạ' trước khi lên máy bay, người đàn ông được cứu sống

Một số bác sĩ tham gia cứu bệnh nhân kể lại ca bệnh ngoạn mục

Bác sĩ Nguyễn Đức Tới, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất cho biết theo lời kể của gia đình, nam bệnh nhân giấu tên (52 tuổi) khi chuẩn bị lên máy bay thì bất ngờ xuất hiện những dấu hiệu như nói đớ, gọi không trả lời, yếu nửa người... nên đã được đội y tế của sân bay Tân Sơn Nhất sơ cứu và chuyển gấp về Bệnh viện Thống Nhất.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Nga, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất, đó là lúc 12 giờ ngày 8-12. Các bác sĩ cấp cứu nhận ra ngay người đàn ông bị đột quỵ do nhồi máu não. 

Theo quy trình cấp cứu đột quỵ riêng của bệnh viện này, bác sĩ chuyên khoa chỉ mất vài phút để tiếp cận bệnh nhân và nhanh chóng cho bệnh nhân sử dụng tiêu sợi huyết bằng cách tiêm tĩnh mạch, là loại thuốc đặc biệt giúp 'giải phóng' cục máu đông gây tắc mạch ở người đột quỵ.

Tuy nhiên bệnh nhân này không đáp ứng tốt với thuốc. Thấy sự cải thiện không như mong đợi, các bác sĩ nhanh chóng trao đổi với người nhà để có thể dùng dụng cụ trực tiếp lấy cục máu đông ra và đã thành công. Mọi thủ thuật hoàn tất trong vòng 1 tiếng 35 phút kể từ khi nam bệnh nhân đến được cổng bệnh viện. Ông đã phục hồi rất tốt sau đó.

Theo bác sĩ Phương Nga, có một yếu tố may mắn ở đây là bệnh nhân được phát hiện trước khi lên máy bay, nên đã được đưa vào bệnh viện rất sớm. Ông vẫn đang được theo dõi tại bệnh viện và sẽ được đánh giá lại để 'truy tìm' tận gốc nguyên nhân đột quỵ, từ đó giải quyết triệt để để hạn chế nguy cơ tái phát.

Theo các bác sĩ, điều cơ bản nhất để một bệnh nhân bị đột quỵ được cứu sống là phải được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Theo bác sĩ Phương Nga, không nên lãng phí thời gian vào các thao tác không cần thiết như giật tóc mai. Có thể ghi nhớ quy tắc 'FAST' được áp dụng rộng rãi trên thế giới để xử trí khi phát hiện người đột quỵ (F là 'face' - mặt, tức nói đến việc méo mặt; A là 'arm' - tay, nói đến việc yếu tay, chân; S là 'speak' - nói, tức việc nói đớ, nói khó; T là 'telephone', tức cần gọi điện thoại ngay cho cấp cứu).

BS Nga cũng lưu ý phương án gọi cấp cứu 115 được khuyến khích thay vì tự đưa người nhà đi cấp cứu. Đội cấp cứu 115 của TP HCM cũng nắm rõ các bệnh viện chuyên về đột quỵ, bảo đảm có quy trình cấp cứu và can thiệp đột quỵ nhanh nhất, tận dụng triệt để 'thời gian vàng'.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!