Du lịch xứ lạnh: coi chừng bị bỏng lạnh

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/26/2024

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch đến xứ lạnh, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị đầy đủ để kịp ứng phó với bỏng lạnh.

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch đến một nơi mới, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị đầy đủ để kịp ứng phó với mọi điều kiện thời tiết. Cơ thể chúng ta có thể chịu đựng được ở nhiệt độ từ 37-37,70C. Bạn dễ dàng bị bỏng lạnh khi ở ngoài trời trong nhiệt độ thấp, ẩm ướt và gió lạnh. Bệnh bỏng lạnh thường xảy ra khi  trong nhà ở hay nơi làm việc của bạn không đủ ấm vào thời tiết lạnh. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân và cách sơ cứu khi gặp trường hợp bỏng lạnh nhé!

Nguyên nhân nào gây ra bỏng lạnh?

  • Tê cóng tay chân: Những triệu chứng ban đầu của bỏng lạnh là tê cóng chân tay, da chuyển sang màu xanh trắng nhợt nhạt trong thời gian ngắn, nhưng da bạn sẽ sớm trở lại bình thường và không gây ra tổn thương nặng nề nào khi nhiệt độ ấm lên. Song nếu cơ thể ở quá lâu trong điều kiện lạnh, ví dụ ở nhiệt độ dưới mức đóng băng, da của bạn sẽ tái nhợt hoặc xanh và bạn cảm thấtê cóng và có thể cứng đơ;
  • Đau mắt và mù tạm thời: Bạn có nguy cơ đau mắt hoặc hạn chế tầm nhìn khi cố gắng mở mắt trong thời tiết lạnh, nhiều gió hoặc tham gia các trò chơi như trượt tuyết. Sự lóa mắt không phải là kết quả trực tiếp của bỏng lạnh, tuy nhiên bệnh dễ xảy ra trong thời tiết lạnh. Đặc biệt, với những người leo núi tuyết, ánh sáng mặt trời phản chiếu lên tuyết có thể gây tổn thương giác mạc, mí mắt có thể đỏ và sưng lên. Bạn cảm thấy mắt mình khô và có cảm giác cộm mắt;
  • Thân nhiệt giảm đột ngột: Khi cơ thể không cung cấp đủ nhiệt độ để sưởi ấm lúc thời tiết lạnh bạn sẽ gặp phải hiện tượng thân nhiệt giảm đột ngột. Ngoài ra, thân nhiệt giảm đột ngột còn do nhiều nguyên nhân khác. Các triệu chứng bao gồm run rẩy toàn thân, cử chỉ vụng về, mất tập trung, nhận thức giảm, da lạnh và nhợt nhạt. Thân nhiệt giảm đột ngột là trường hợp rất nguy hiểm. Nếu không cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bất tỉnh và có thể dẫn đến tử vong.

Cách sơ cứu khi gặp trường hợp bỏng lạnh

Hầu hết các trường hợp bỏng lạnh nhẹ sẽ tự lành nếu được sơ cứu kịp thời, bạn cũng có thể điều trị tại nhà. Nhưng nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị và nhận lời khuyên từ bác sĩ.

Đối với trẻ em, bạn có thể áp dụng những biện pháp sơ cứu ban đầu. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đang làm ấm các bộ phận bị bỏng lạnh hoặc toàn bộ cơ thể của bé trong chăn.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn cách xử trí khi gặp một người bị bỏng lạnh. Bạn luôn phải giữ bình tĩnh và cố gắng làm ấm cơ thể người bị lạnh ngay. Hãy thay quần áo khô và quấn bằng chăn ấm, cho người bệnh uống nước ấm để ngăn ngừa mất thêm nhiệt. Nếu các bộ phận nhỏ như tai, tay, chân, mũi, mặt,… bị cóng, bạn nên tập trung cung cấp nhiệt bằng cách ngâm tay và chân vào nước ấm nếu có thể. Sau đó, bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chăm sóc.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hiểu tính cách một người qua điểm du lịch yêu thích
  • Tiêu chảy du lịch
  • Bạn nên chuẩn bị gì cho túi y tế du lịch?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!