Gần đây, Tiểu Trác 3 tuổi đến từ Tây An, Thiểm Tây (Trung Quốc) bị đau bụng dữ dội, gia đình phải đưa cậu bé đến Bệnh viện Nhi thành phố Tây An để kiểm tra.
Bác sĩ Triệu Hứa, người trực tiếp chẩn đoán cho Tiểu Trác nói: Khi kiểm tra phát hiện, cậu bé đi đại tiện, phân thường xuyên có màu đen. Huyết sắc tố (Hemoglobin – Hb) của người bình thường là 120 g/L trở lên, nhưng kiểm tra huyết sắc tố của cậu bé này chỉ là 37 g/L, điều này thể hiện cậu bé bị thiếu máu nghiêm trọng.
Khi bác sĩ hỏi gia đình mới biết, Tiểu Trác đã bị mất cảm giác ngon miệng từ 3-6 tháng, và không muốn ăn uống. Bác sĩ vốn định truyền máu để đợi bệnh tình ổn định, nhưng sau khi làm nội soi dạ dày, bác sĩ lại phát hiện vấn đề lớn. Tiểu Trác mới 3 tuổi đã xuất hiện một hòn sỏi lớn có kích thước khoảng 5cm trong dạ dày. Viên sỏi lớn và xung quanh từ lâu đã hình thành vết loét.
Tiểu Trác đã bị mất cảm giác ngon miệng từ 3-6 tháng và không muốn ăn uống
Lúc này, bác sĩ đã hiểu nguyên nhân dẫn đến Tiểu Trác bị thiếu máu. Sỏi dạ dày đã gây nên vết loét dạ lớn trong dạ dày, khiến chảy máu đường tiêu hóa. Vì vậy, Tiểu Trác bị thiếu máu nghiêm trọng. Sau 2 giờ tiến hành phẫu thuật, viên sỏi lớn trong dạ dày của Tiểu Trác đã được lấy ra, bác sĩ cho biết, thành phần viên sỏi dạ dày tương tự như miếng thịt.
Nguyên nhân dẫn đến Tiểu Trác bị sỏi dạ dày?
Bà nội của Tiểu Trác cho biết: Tiểu Trác rất thích ăn lạp xưởng, khi đã thích ăn thì cậu bé ăn rất nhiều, hầu như mỗi ngày đều ăn một chiếc lạp xưởng, còn các thức ăn khác cậu bé rất kén chọn.
Bác sĩ Triệu Hứa giải thích, trẻ nhỏ rất thích ăn xúc xích, giăm bông, lạp xưởng, nhưng đây là những loại thịt rất khó tiêu hóa ở trẻ, là nguyên nhân hình thành sỏi trong dạ dày. Bình thường không chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, hậu quả sẽ khiến người lớn phải hối hận.
Tiểu Trác ăn quá nhiều lạp xưởng dẫn đến bị sỏi trong dạ dày
Bác sĩ nhắc nhở: Bệnh sỏi dạ dày thực sự chính là vì những thành phần thực vật, khoáng chất hoặc là tóc sau khi ăn phải sẽ tích tụ lại trong dạ dày tạo thành dị vật. Đồng thời, những loại quả như hồng, quả thị, quả sơn trà… trẻ không được ăn khi bụng đói, khi ăn nên nhai chậm và kỹ, để tránh mắc bệnh sỏi dạ dày.
Các loại thực phẩm bán bên ngoài đường như xúc xích, thịt nướng, các loại bánh chiên phồng… thực sự không tốt đối với hệ thống tiêu hóa chưa trưởng thành của trẻ nhỏ. Nếu trẻ có những triệu chứng như đau bụng, không muốn ăn uống, sút cân, cha mẹ nhất định phải đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Ngoài ra những thực phẩm dưới đây cũng không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều:
1. Nước ép, nước ngọt
Các loại nước ép và nước ngọt mà các bậc cha mẹ hay cho trẻ dùng phần lớn chỉ chứa đường và hương liệu. Uống nước ép, trẻ không những không nạp được lượng chất xơ cần thiết mà còn không nhận được chất dinh dưỡng ở vỏ. Bạn cũng không nên quá chú trọng mua nhiều nước được quảng cáo có nhiều vitamin C và chất khoáng, vì trẻ thường không thiếu những chất này.
Ảnh minh họa
Nước ngọt là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra béo phì, tiểu đường type 2 và hành vi hung hãn ở trẻ. Một lon nước ngọt có thể chứa 60 g đường, gấp bốn lần nhu cầu đường mỗi ngày của trẻ. Chất ngọt hóa học có thể còn nhiều hơn. Trẻ uống nước ngọt không nhận được chất dinh dưỡng mà chỉ toàn calo rỗng.
2. Bánh kẹo trái cây
Kẹo mùi trái cây, bánh ngọt vị trái cây, kẹo dẻo… chỉ chứa đường và hương liệu. Bạn không nên dùng chúng thay cho trái cây thực sự hay là món ăn vặt, thường xuyên của trẻ. Dù được quảng cáo làm từ trái cây tươi, những loại kẹo bánh này vẫn chứa rất nhiều đường. Thay vì dùng chúng, bạn nên mua trái cây khô.
3. Nước sốt chấm
Trừ phi bạn dùng nước sốt để khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, còn đâu không nên cho trẻ tiếp xúc với các loại nước sốt chấm quá sớm, bao gồm cả tương ớt, tương cà. Nước sốt có thể thêm vào hàng trăm calo và chất béo cho bữa ăn của trẻ.
Nguồn: Sina
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!