Đừng để cảm giác buồn ngủ sau ăn cản trở công việc

Điều cần biết - 11/24/2024

Một số người sau khi ăn phải học và làm việc nên cảm giác buồn ngủ là điều cản trở rất lớn. Hầu hết mọi người sẽ đổ lỗi cho thời tiết hay tâm trạng.

Dù việc buồn ngủ sau khi ăn là bình thường, nhưng nếu bạn ngủ sau mọi bữa ăn thì dưới đây là lí do và cách phòng tránh vấn đề này.

Giải mã nguyên nhân

Hệ tiêu hóa và hormon não:Chúng ta cần năng lượng để thực hiện các hành động bình thường như thở, đi lại. Thức ăn cung cấp năng lượng và chúng được phân hủy bởi hệ thống tiêu hóa thành glucose hoặc nhiên liệu. Cơ thể tiết ra các hormon như amylin, glucagon và cholecystinin (CCK) làm tăng lượng đường trong máu, làm no và tạo ra insulin, di chuyển vào tế bào để cung cấp năng lượng. Trong lúc đó, não cũng tạo ra các hormon như serotonin dẫn đến tình trạng buồn ngủ. Bên cạnh đó, thức ăn cũng gián tiếp sản xuất ra melatonin - một hormon dẫn đến sự buồn ngủ.

Đừng để cảm giác buồn ngủ sau ăn cản trở công việc

Tránh uống cà phê vào buổi trưa để giữ tỉnh táo.

Chế độ ăn uống:Tất cả các loại thức ăn được tiêu hóa theo cùng một cách nhưng chúng ảnh hưởng đến cơ thể của bạn theo nhiều cách khác nhau. Chế độ ăn uống trả lời được phần nào câu hỏi đặt ra trên. Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, đậu phụ, phô mai đều chứa tryptophan - được cơ thể sử dụng để sản xuất serotonin gây buồn ngủ. Bạn nên ăn uống cân bằng bằng cách kết hợp với uống nhiều nước lọc và ăn các bữa nhỏ hơn để duy trì năng lượng thích hợp cả ngày.

Không tập thể dục đủ:Tập thể dục giúp bạn ngủ ngon, luôn tỉnh táo cả ngày nâng cao năng lượng và giảm sự mệt mỏi.

Nếu bạn ngủ thiếp đi hoặc cảm thấy mệt mỏi mỗi khi ăn, rất có thể bạn bị bệnh cơ bản như là celiac, thiếu máu, không ăn đủ thức ăn, ngừng thở khi ngủ hoặc suy giáp. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bị mệt mỏi sau bữa ăn bởi các căn bệnh trên.

Bỏ bữa sáng (là bữa quan trọng nhất) hoặc bất kì bữa nào có thể dẫn đến sự đuối sức và mệt mỏi. Bạn sẽ dễ dàng xuống sức và sẽ bù đắp nhanh bằng việc ăn một vài đồ ăn không lành mạnh dẫn đến tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn.

Thời gian ngủ cũng ảnh hưởng đến cơ thể sau bữa ăn. Rất khó để tỉnh táo sau giờ ăn trưa nếu không có đủ thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm. Phản ứng của cơ thể là nghỉ ngơi sau khi được thư giãn và no nê, nhất là khi đêm trước không được ngủ ngon. Hãy ngủ đủ và tránh stress. Ngoài ra, ngủ trưa sau bữa ăn sẽ giúp bạn tỉnh táo, cải thiện hoạt động thể chất và giải tỏa căng thẳng.

Nhiễm dị ứng nhẹ gây ra buồn ngủ, bụng ấm ách, tiêu chảy, táo bón hoặc đầy hơi và thừa khí.

Thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến cơ thể không có đủ năng lượng và luôn thấy căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ. Các vấn đề về rối loạn insulin trong cơ thể cũng dễ gây ra tình trạng này.

Giải pháp cho tình trạng buồn ngủ sau ăn

Ăn sáng đầy đủ:Ăn sáng tạo năng lượng cho ngày làm việc của bạn. Do đó, bữa sáng của bạn nên bao gồm những thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, sữa, sữa chua hoặc hoa quả. Bạn sẽ tránh được việc tiêu thụ những loại thực phẩm không tốt nếu bữa sáng của bạn thực sự đủ chất và giàu năng lượng với những đồ ăn tốt. Ngoài ra, đó là bữa ăn lành mạnh cải thiện hoạt động thể chất và tinh thần của bạn trong suốt cả ngày.

Chọn carb phức (complex carbohydrate) và thực phẩm nhiều protein cho bữa trưa đồng thời tránh các thực phẩm có nhiều tinh bột và đóng hộp.

Ăn thường xuyên và chia thành nhiều bữa. Các bữa ăn lớn có thể làm bạn thấy buồn ngủ vì nó làm mất nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa. Ăn nhiều bữa nhỏ rải rác cả ngày sẽ tạo sự khác biệt. Thêm bữa nhỏ giữa các bữa ăn chính sẽ đáp ứng nhu cầu calo cả ngày. Đừng để quá 3 tiếng đồng hồ không có gì ăn.

Tránh uống bia, rượu và caffein vào buổi trưa. Caffein làm tăng sự tỉnh táo nhưng giảm tác dụng của nó theo thời gian. Càng ngày bạn càng phải uống nhiều hơn để giữ tỉnh táo.

BS. Ngô Mỹ Hà

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!