Đừng để màu đỏ của củ cải đường làm hoa mắt

Điều cần biết - 04/27/2024

Đi tiểu 'máu', sỏi thận, hạ huyết áp… là một trong số những hiểm họa khôn lường nếu ăn quá nhiều củ cải đường.

Ấn tượng đầu tiên về củ cải đường là màu sắc rất rực rỡ của nó và ẩn sau màu sắc tươi sáng ấy là những lợi ích rất lớn đối với sức khỏe.

Củ cải đường được sử dụng với nhiều mục đích và cách thức khác nhau. Nước ép củ cải đường bổ sung năng lượng cho cơ thể và cải thiện thể lực. Ngoài ra, củ cải đường cũng giúp tăng cường thị lực vì rất giàu vitamin, magiê và bioflavonoid. Trong thực tế, củ cải đường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Mặc dù vậy, nó cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hại tới sức khỏe mà mọi người nên biết để phòng tránh.

Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp nhất khi ăn củ cải đường. 

Đừng để màu đỏ của củ cải đường làm hoa mắt

Củ cải đường có nhiều nguy hại khó lường mà bạn chưa biết

Tích đồng và sắt trong cơ thể

Những bệnh nhân mắc chứng bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis) nên tuyệt đối tránh dùng củ cải đường vì nguy cơ tích tụ sắt và đồng trong cơ thể. Hemochromatosis là tình trạng quá tải sắt trong cơ thể trong khi bệnh Wilson (là một bệnh biến dị gen tự thể ẩn tính gây rối loạn chuyển hóa chất đồng, dẫn đến thoái hóa một số khu vực của não và xơ gan) không cho phép cơ thể mất quá nhiều hàm lượng đồng. Và đương nhiên ăn nhiều củ cải đường đều gây bất lợi với những bệnh nhân mắc hai chứng bệnh trên. 

Tình trạng Beeturia

Theo tờ tạp chí y khoa British, một tỉ lệ phần trăm nhất định dân số trên thế giới đi tiểu có nước màu đỏ như máu, chủ yếu là sau khi ăn củ cải đường. Tình trạng này được gọi là beeturia. Mặc dù, không nghiêm trọng nhưng tác dụng phụ này có thể gây ra hoảng loạn ở một số người. Vì vậy, nếu bạn thấy nước tiểu màu đỏ, đừng hoảng sợ. Nó chỉ là màu sắc của củ cải đường trong cơ thể bạn mà thôi.

Buồn nôn và tiêu chảy

Đừng để màu đỏ của củ cải đường làm hoa mắt

Người có vấn đề về thận nên hạn chế ăn củ cải đường

Trong củ cải đường có một chất mang tên betaine, gây buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy ở một số người. 

Các bệnh về thận

Một lần nữa, chất betaine lại được nhắc đến như kẻ thù của con người khi ăn củ cải đường. Betaine làm tăng cholesterol trong cơ thể do đó những người có vấn đề về thận cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng betaine để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Chất betaine có trong củ cải đường có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế cho nên để tránh những rắc rối không cần thiết, bà bầu nên hạn chế ăn củ cải đường trong quá trình mang thai. 

Hạ huyết áp 

Đừng để màu đỏ của củ cải đường làm hoa mắt

Ở một số người củ cải đường làm hạ huyết áp

Đối với những người cao huyết áp, củ cải đường có thể là một người bạn nhưng với người huyết áp thấp thì hoàn toàn ngược lại bởi vì củ cải đường làm quá trình hạ huyết áp diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, khi người bệnh đang sử dụng thuốc giúp tăng huyết áp, tuyệt đối không được cho họ ăn củ cải đường vì nó có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. 

Sỏi thận

Hàm lượng oxalate cao trong củ cải đường làm tăng khả năng hình thành sỏi thận trong cơ thể. Vì vậy, nếu có tiền sử sỏi thận, hãy tránh xa các món ăn chế biến từ củ cải đường để đảm bảo sức khỏe.

Giảm hàm lượng canxi trong cơ thể

Nước ép củ cải đường làm giảm mức độ canxi trong cơ thể dẫn đến nhiều vấn đề về xương. Điều này xảy ra do thường xuyên uống nước ép củ cải đường. 

Các vấn đề với cổ họng 

Uống nước ép củ cải đường còn có thể gây ra một cảm giác đau thắt ở cổ họng và thậm chí gặp khó khăn trong việc phát âm. Điều này xảy ra do dùng quá nhiều củ cải đường. Để tránh vấn đề này, mọi người có thể chuyển sang uống các loại nước hoa quả khác bổ dưỡng hơn.

Ngoài các tác dụng phụ kể trên, nước ép củ cải đường có thể khiến người sử dụng bị sốt, phát ban, có cảm giác ớn lạnh trong người. 

Ảnh minh họa: Internet

Trịnh Dung (Stylecraze)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!