Các sulfonylure thường dùng
Các sulfonyl thế hệ 2: Glibenclamid, Glipizid, Glicrazid:
Chúng có các tính chất chung của nhóm sulfonylure nhưng mỗi loại có mức độ riêng, do đó, cách dùng có khác nhau:
Về dược động học thời gian dùng thuốc: glinbenclamid: hấp thu khi uống nhưng phải sa 30 phút mới đạt được nồng độ có hiệu lực. Do đó, phải dùngglibenclami trước bữa ăn 30 phút.Glipizid: hấp thu đạt được nồng độ có hiệu lực ngay; do đó phải dùng glipizid ngay trước bữa ăn. Glicrazid: hấp thu hoàn toàn với tốc độ trung bình, nồng độ trong máu tăng dần, khoảng 6 giờ đạt mức ổn định và kéo dài đến giờ thứ 12. Thức ăn không ảnh hưởng đến tốc độ, lượng hấp thu. Glicrazid làm tăng tiết insulin ngay sau khi ăn, tăng đáp ứng insulin sau bữa ăn, sau đó tiếp tục tăng tiết insulin ở pha thứ nhì; do đó phải dùng glicrazid ngay cùng với lúc ăn.
Về tác dụng không mong muốn: mức gây tai biến hạ đường huyết khác nhau. (Ảnh minh họa: Internet)
Về tác dụng không mong muốn: mức gây tai biến hạ đường huyết khác nhau.
Glipizid: không gây tích lũy, hiếm khi gây tai biến hạ đường huyết. Không bị nhờn, dùng nhiều năm vẫn dung nạp tốt, vẫn có hiệu quả; chưa thấy các tác dụng phụ đáng kể. Người suy yếu, lớn tuổi có thể gặp vài tác dụng phụ nhẹ như: nôn đầy hơi, đau đầu, dị ứng da.
Glibenclamid: gây tai biến hạ đường huyết mạnh hơn glipizid. Theo những công bố gần đây, dùng glibenclamid có làm tăng tỉ lệ tử vong ĐTĐ so với dùng metformin và các thuốc làm tăng tiết insulin khác. Có thể gây ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi, phát ban da, ban lan tỏa giống sởi. Hiếm khi gây vàng da ứ mật, hạ Na+ máu.
Glicrazid: gây tai biến hạ đường huyết nghiêm trọng hơn glibenclamid. Làm tăng enzyme gan trong một số trường hợp đặc biệt, có thể gây rối loạn tiêu hóa phản ứng da, rối loạn máu nhưng hiếm gặp hơn.
>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tiểu đường
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!