Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn vẫn có thể tận hưởng một khẩu phần nhỏ của món tráng miệng yêu thích của bạn. Điều quan trọng là điều độ.
Chế độ ăn uống đồ ngọt
Dùng đồ ngọt như là món ăn phụ hay bữa chính có cơm hoặc bánh mì. Vì như vậy nó sẽ giúp cắt giảm lượng tinh bột (tạo đường). Dùng thêm chất béo vào bữa ăn vì chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, có nghĩa là lượng đường trong máu không tăng đột biến. Tuy nhiên, phải dùng chất béo lành mạnh, chẳng hạn như: Bơ đậu phộng, phô mai, sữa chua, hoặc một số loại hạt. Ăn đồ ngọt trong bữa ăn, chứ không phải là một món ăn độc lập. Khi ăn một mình, kẹo và món tráng miệng gây ra lượng đường trong máu của bạn tăng vọt. Nhưng nếu bạn ăn chúng cùng với thực phẩm lành mạnh khác như một phần của bữa ăn của bạn, lượng đường trong máu sẽ không tăng lên nhanh chóng.
Thủ thuật cho cắt giảm đường
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, dùng đồ uống ngọt có đường mỗi ngày nguy cơ bị bệnh đái tháo đường tăng khoảng 15%. Bạn hãy cắt giảm lượng đường trong chế biến thức ăn. Dùng các chất tạo ngọt thay thế như: Quế, nhục đậu khấu…
Thận trọng khi nói đến rượu
Thật dễ dàng để đánh giá thấp lượng calo và carbohydrate trong đồ uống có cồn, bao gồm cả bia và rượu vang. Bạn chỉ nên dùng 1 ly rượu mỗi ngày (nữ) và 2 ly (nam). Nếu bạn bị đái tháo đường thì luôn luôn theo dõi lượng đường trong máu của bạn.
Những trường hợp đặc biệt trong bệnh đái tháo đường
Khi bị bệnh tật:Khi bị bệnh, bị thương hay phẫu thuật, mức đường có thể tăng cao hơn và phải dùng nhiều insulin hơn nữa. Người bị bệnh đái tháo đường dễ trở nặng nếu không được chữa đúng mức, vừa do thuốc chữa, vừa do dinh dưỡng.Trường hợp hạ đường huyết: Những người đang chữa bệnh đái tháo đường phải cẩn thận vì có khi bị giảm đường huyết. Những lúc đó người ta thấy yếu sức chóng mặt toát mồ hôi, hồi hộp và cảm thấy đói. Nếu có sẵn máy đo phải đo đường huyết ngay. Nếu thấp dưới 70mg/dL phải ăn chất đường ngay, cơ thể dùng 2-3 viên thuốc đường (glucose tablet), 1 tách nước trái cây ngọt hay ngậm vài cục kẹo. Ðộ 15 phút sau là thấy người khỏe lại ngay. Nếu không có máy đo thì cũng cứ dùng chất đường thì cũng tránh được nguy hiểm, sau đó đi bệnh viện hay đến phòng mạch bác sĩ gia đình để kiểm lại.
Vận động:Vận động làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, nên phải uống nước thường xuyên khi vận động để tránh tình trạng thiếu nước có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
Đang tập thể dục thấy triệu chứng giảm đường huyết như trên thì phải ăn hay uống chất đường ngay.
Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ có thai bị bệnh đái tháo đường từ trước không phải ít, khoảng 0,1-0,5% phụ nữ mang thai, cộng thêm 2,5% mới phát ra khi mang thai. Phụ nữ có thai bị bệnh đái tháo đường không nên tiết chế ăn uống thái quá có thể tổn hại cho thai nhi và cho người mẹ. Nhưng ăn thế nào cho đủ là vấn đề không phải đơn giản, nhiều khi cần có sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ phụ khoa phối hợp với bác sĩ nội tiết.
Đường hóa học:Để tránh gia tăng lượng đường, chúng ta thường dùng loại đường đặc biệt thường được gọi là 'đường hóa học'. Trên thị trường, người ta thấy nhiều loại đường hóa học khác nhau, có thể được phân chia thành 2 loại chính:
Loại đường tạo năng lượng:Gồm tất cả những loại đường nào tạo năng lượng giống đường thường dùng như sorbitol, fructose, dextrose, manitol và xylol. Người bị đái tháo đường nên dùng hạn chế loại đường này vì nó có thể tăng đường huyết và tăng lượng mỡ (triglyceride).
Loại đường không tạo năng lượng: Đây mới là loại đường người bị bệnh đái tháo đường thường dùng thay thế cho đường thường. Loại đường hóa học này cho vị ngọt cao nên chỉ dùng một lượng rất nhỏ không làm gia tăng năng lượng. Có nhiều loại đường hóa học khác nhau nhưng có 3 loại được FDA công nhận là Saccharine, Aspartane và Acesulfam K. Đường hóa học tương đối an toàn cho người bị đái tháo đường. Tuy nhiên không nên dùng đường hóa học cho trẻ em, phụ nữ có thai hay cho con bú và không được dùng đường hóa học trong một vài trường hợp bệnh biến dưỡng.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!