Dừng ngay 7 việc này nếu muốn trái tim khỏe mạnh!

Sống Khỏe - 04/29/2024

Những việc làm hằng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến trái tim của bạn. Bài viết sẽ điểm mặt những việc làm có thể ảnh hưởng đến tim.

Ai cũng biết rằng, một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên là những cách hiệu quả giúp cho một trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, sức khỏe tim mạch vẫn có thể bị phá hoại nhanh chóng bằng những hoạt động tưởng chừng như vô hại mà bạn vẫn thường làm hằng ngày. Bạn hãy kiểm tra xem mình có thực hiện những điều gây hại cho tim dưới đây không nhé.

Ngồi cả ngày

Nếu so với những người thường xuyên vận động, những người ngồi tại chỗ 8 tiếng mỗi ngày thường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao gấp đôi. Nếu như công việc của bạn yêu cầu ngồi bàn giấy cả ngày, tốt nhất bạn nên dành 5 phút cách mỗi giờ để đứng lên và đi bộ. Sự thay đổi tư thế như vậy sẽ giúp các động mạch của bạn linh hoạt cũng như máu lưu thông đúng cách và bảo vệ tim khỏi những bệnh nguy hiểm.

Thường xuyên “nhậu”

Sử dụng quá nhiều thức uống có cồn sẽ dẫn đến các bệnh như cao huyết áp, đột quỵ hay béo phì và tất cả những bệnh trên đều gây nguy hiểm cho tim của bạn. Bia rượu có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim và gây suy tim nếu bạn uống quá nhiều. Bạn hãy hạn chế uống loại đồ uống này và nếu trong trường hợp bắt buộc, hãy uống ít nhất có thể.

Để tâm trạng chán nản

Khi tâm trạng không vui, dường như làm việc gì bạn cũng thấy khó khăn cũng, ví dụ như việc tập thể dục để tim khỏe mạnh. Nếu như tâm trạng của bạn không tốt từ 2 tuần trở lên, hãy thử nói chuyện với chuyên gia thần kinh. Hãy thử trị liệu, tập thể thao và nếu cần thì bạn nên sử dụng thuốc để cải thiện tâm trạng của mình. Một tinh thần vui tươi sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để chăm sóc bản thân hơn.

Căng thẳng quá mức

Căng thẳng sẽ làm cơ thể giải phóng adrenaline. Chất này sẽ gây ra các ảnh hưởng tạm thời tới chức năng của cơ thể như làm tăng nhịp tim hay huyết áp. Theo thời gian, căng thẳng cao độ sẽ gây tổn hại đến mạch máu ở tim và gia tăng nguy cơ đau tim hay đột quỵ. Để giảm thiếu tối đa tác hại của căng thẳng, bạn nên chia sẻ cảm xúc với người thân hay bạn bè để cảm thấy nhẹ lòng hơn. Ngoài ra, việc tập thể dục sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tâm trạng. Hơn nữa, áp lực công việc cũng có thể khiến bạn căng thẳng. Vậy nên bạn hãy lập một kế hoạch cụ thể để phân chia thời gian làm việc hợp lý, từ đó giảm đi tình trạng căng thẳng do công việc gây ra.

Ngủ không đủ giấc

Vì trái tim của bạn đã làm việc cả ngày, nếu bạn ngủ không đủ, hệ thống tim mạch của bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Nhịp tim của bạn sẽ chậm lại trong giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ, sau đó tăng và giảm để phản ứng với giấc mơ trong giai đoạn 2. Những thay đổi này diễn ra suốt đêm và có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch. Vì thế, bạn luôn cần phải ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng một ngày. Việc thiếu ngủ mãn tính có thể giải phóng cortisol và adrenaline, gây ra tình trạng tương tự như khi bạn bị căng thẳng tột độ. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch của bạn.

Sử dụng quá nhiều muối

Việc tiêu thụ quá nhiều natri trong muối sẽ dẫn đến cao huyết áp, một yếu tố nguy hiểm cho các bệnh về tim. Viện Tim, Phổi và Máu Quốc tế (NHLBI) báo cáo rằng thực phẩm chế biến, bao gồm các loại rau đóng hộp và súp, đồ ăn đông lạnh, bánh và các loại bánh mặn khác là những loại thức ăn chứa nhiều muối nhất. Do đó, bạn nên đọc kỹ các nhãn trên sản phẩm dinh dưỡng, cân nhắc và luôn lựa chọn những sản phẩm có hàm lượng natri thấp nhất. Ngoài ra, bạn chỉ nên tiêu thụ một hàm lượng natri ít hơn 1500 mg mỗi ngày.

Những việc làm hằng ngày như “cú đêm”, ngồi quá lâu một chỗ,.. có thể đe dọa đến trái tim của bạn. Bạn hãy thay đổi thói quen của mình để bảo vệ trái tim khỏe mạnh nhé.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • 6 cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Thể dục cho người mắc bệnh tim
  • Stress là nguy cơ gây gia tăng bệnh tim mạch

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!