Bệnh thuỷ đậu là bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng trên cơ thể. Bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu bất kể trước đây bạn đã từng bị thủy đậu hay chưa.
Mọi người cho rằng chúng ta chỉ mắc bệnh thủy đậu một lần trong đời khi còn nhỏ. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Người lớn chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu hoặc đã được tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu vẫn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Và khi phát bệnh, thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng thủy đậu
Thủy đậu xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus và thường kéo dài khoảng từ 5 đến 10 ngày. Phát ban là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thủy đậu. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể xuất hiện trong 1-2 ngày trước khi phát ban, bao gồm:
- Sốt;
- Ăn không ngon;
- Nhức đầu;
- Mệt mỏi và uể oải.
Bệnh thủy đậu có ba giai đoạn bao gồm:
- Da nổi mẩn hồng hoặc đỏ và lan nhanh trong vài ngày;
- Các bóng nước xuất hiện sau khi mẩn đỏ lan trên da, bóng sẽ vỡ và gây sẹo trên da khi hồi phục;
- Da nổi vảy, bao gồm các vết nứt khắp khu vực bóng nước vỡ và sẽ mất một khoảng thời gian để lành lại.
Các bóng nước tiếp tục xuất hiện trong vài ngày. Do đó, bạn có thể bị cả ba giai đoạn phát ban, bóng nước và đốm sẹo cùng 1 lúc vào ngày thứ hai phát ban. Khi bị nhiễm bệnh, bạn có thể lây lan vi khuẩn trong 48 giờ trước khi phát ban xuất hiện và bạn vẫn tiếp tục có khả năng lây bệnh cho người khác đến khi tất cả các vết sẹo bóng nước lành lại.
Bệnh thường chuyển biến nhẹ ở trẻ em khỏe mạnh. Trong trường hợp nặng, phát ban có thể lan ra toàn thân, đồng thời thương tổn có thể hình thành ở cổ họng, mắt và màng nhầy của niệu đạo, hậu môn và âm đạo. Các bóng nước sẽ tiếp tục xuất hiện trong vài ngày sau đó.
Các biến chứng của bệnh thủy đậu
Nhiễm trùng da
Biến chứng phổ biến nhất của thủy đậu là da bị nhiễm khuẩn. Điều này có nhiều khả năng xảy ra nếu bóng nước bị trầy xước. Da có thể bị nhiễm khuẩn nếu đỏ tấy, sưng hoặc đau.
Bạn nên tìm đến khám bác sĩ đa khoa nếu mụn nước bị vỡ gây nhiễm trùng. Có thể bạn phải cần đến kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng phổi
Thỉnh thoảng, virus bệnh thủy đậu có thể lan sang phổi và gây ra viêm phổi. Điều này phổ biến hơn ở người lớn (đặc biệt là những người hút thuốc lá), phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Các triệu chứng của viêm phổi có thể bao gồm:
- Ho dai dẳng;
- Khó thở;
- Tức ngực;
- Đổ mồ hôi và run rẩy.
Trong trường hợp này bạn nên liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị bệnh dứt điểm tại bệnh viện.
Nhiễm trùng não hoặc hệ thần kinh
Trong một số ít trường hợp, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng ở não và tủy sống ở trẻ em, những người có hệ miễn dịch suy yếu và phụ nữ có thai. Điều này có thể gây ra:
- Thiếu năng lượng;
- Buồn ngủ;
- Đầu óc không minh mẫn;
- Co giật;
- Nôn mửa;
- Đau đầu nghiêm trọng;
- Cứng cổ;
- Rối loạn hành vi;
- Gặp khó khăn trong đi lại, cân bằng hoặc nói chuyện.
Các vấn đề gặp phải khi phụ nữ mang thai mắc thủy đậu
Phụ nữ mang thai phải hết sức lưu ý nếu bị thuỷ đậu trong thai kỳ. Nếu bạn bị thủy đậu lần đầu tiên trong khi mang thai, có nguy cơ các biến chứng tiềm ẩn nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến em bé.
Nhiễm thủy đậu trong 28 tuần đầu thai kỳ có thể khiến bạn gặp tình trạng hiếm nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Hội chứng này có thể gây ra biến chứng ở thai nhi như chi ngắn, các vấn đề về mắt (đục thủy tinh thể), tổn thương não và gây sẹo.
Nếu bạn nhiễm bệnh trong tuần thai 28 đến 37, em bé có nguy cơ phát bệnh sau khi sinh.
Nếu bạn nhiễm thuỷ đậu một tuần trước khi sinh hoặc một tuần sau khi sinh thì em bé có nguy cơ bị nhiễm thủy đậu nghiêm trọng và đe dọa đến mạng sống.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Vắc-xin virus thủy đậu sống
- Bệnh thủy đậu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!