Đuối cạn và đuối nước thứ phát: Chớ coi thường!

Kỹ năng sống - 05/17/2024

Để phòng tránh đuối nước, chúng ta phải biết cách hồi sinh tim phổi (PCR), dạy trẻ em bơi và biết cách giữ an toàn với nước.

Đuối cạn và đuối nước thứ phát là gì?

Mùa Hè là khoảng thời gian dành cho giải trí với nước, nhưng nó cũng kèm theo nguy cơ đuối nước cao hơn. Nhiều người không nhận ra rằng mọi người có thể bị đuối nước ngay cả sau họ đã ra khỏi nước. Đây là một hiện tượng hiếm gặp được gọi là 'đuối cạn' hoặc 'đuối nước thứ phát'.

Đuối cạn và đuối nước thứ phát: Chớ coi thường!

Dưới đây là những gì mà bạn cần biết về đuối cạn và đuối nước thứ phát do bác sĩ Orlowski, một chuyên gia về đuối nước đã có nhiều công trình nghiên cứu được công nhận trên toàn cầu, chia sẻ:

Trong khi các cụm từ 'đuối cạn' và 'đuối nước thứ phát' không phải là những thuật ngữ chính thức thì đuối cạn xảy ra khi ai đó hít vào một lượng nhỏ nước trong lúc gắng sức, Orlowski nói. Điều đó đã kích thích các cơ trong đường hô hấp co thắt và gây khó thở.

Trong đuối nước thứ phát, chất lỏng tích tụ trong phổi, được gọi là phù phổi, sau một tai nạn suýt bị đuối nước. Chất lỏng sẽ gây khó thở.

Một người suýt bị đuối nước có thể được đưa ra khỏi nước và đi bộ xung quanh một cách bình thường trước khi các dấu hiệu của đuối cạn biểu hiện rõ ràng. Nhưng tất cả các trường hợp đuối cạn đều gây khó thở và tổn thương não, cũng giống như đuối nước. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong.

Tại sao đuối cạn hiếm gặp?

Đuối cạn và đuối nước thứ phát không phổ biến. Cả hai chỉ chiếm khoảng 1% - 2% các trường hợp đuối nước, Orlowski nói.

Đuối cạn và đuối nước thứ phát: Chớ coi thường!

Các dấu hiệu của đuối cạn hoặc đuối nước thứ phát là gì?

Một người đã hít phải nước thì có thể có các dấu hiệu:

+ Khó thở, đau ngực, hoặc ho

+ Thay đổi đột ngột hành vi

+ Rất mệt mỏi

Những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu hoặc mệt mỏi sau một ngày dài dưới ánh nắng mặt trời và ngâm mình trong nước. Nếu con bạn gắng sức hoặc có những vấn đề khi ở dưới nước, hãy chú ý tới các dấu hiệu trên vì nó có thể xuất hiện vài giờ sau đó.

Bạn cần làm gì nếu bạn nghĩ rằng ai đó có nguy cơ?

Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào ở trên, hãy tới phòng cấp cứu ngay lập tức. Thời gian là yếu tố quan trọng trong điều trị đuối cạn.

Đuối cạn hoặc đuối nước thứ phát có thể điều trị được không?

Có, họ có thể được điều trị bằng thở oxy hoặc thông khí nhân tạo tại bệnh viện.

Đuối cạn và đuối nước thứ phát: Chớ coi thường!

Bao lâu sau tai nạn thì xuất hiện nguy cơ đuối cạn?

Đuối cạn và đuối nước thứ phát thường xuất hiện trong khoảng 1 – 24 giờ sau một gắng sức trong nước.

Đuối cạn và đuối nước thứ phát có thể phòng tránh được không?

An toàn với nước là cách phòng tránh tốt nhất. Nhắm chặt mắt khi bơi không có kính mắt bảo vệ và khi trẻ em ở dưới nước, dạy người bơi thổi nước ra, biết giới hạn của mình, và không hoảng loạn trong nước.

Orlowski nhấn mạnh rằng, không có sự thay thế nào cho sự giám sát tốt của cha mẹ khi trẻ em ở xung quanh nước, có thể là bể bơi hoặc một hồ nước tự nhiên. Đuối nước vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em. Để phòng tránh đuối nước, chúng ta phải biết cách hồi sinh tim phổi (PCR), dạy trẻ em bơi và biết cách giữ an toàn với nước. Ngoài ra, cần đặt một hàng rào kín xung quanh bể bơi để phòng tránh trẻ em bị ngã xuống do tai nạn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!