Gần 100 ngày Việt Nam không ca nhiễm COVID-19 cộng đồng, chuyên gia nhận định gì?

Thời sự - 05/06/2024

Nhận định về tính bền vững của kết quả khống chế dịch bệnh này, PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay đây là con số đáng tin cậy.

Đến ngày 21/7, thế giới đã trải qua gần 7 tháng kể từ khi COVID-19 xuất hiện. 215 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ghi nhận ca bệnh. Đến nay, COVID-19 khiến hơn 14,8 triệu người mắc, hơn 613.000 người tử vong. Con số này tăng lần lượt hơn 210.000 và gần 3.900 trong 24 giờ qua.

Mỹ và Brazil là hai quốc gia đang có số người nhiễm và tử vong cao nhất. Tại Mỹ, ghi nhận gần 4 triệu ca nhiễm và hơn 143.700 người chết, tăng lần lượt hơn 68.000 và 505 ca trong 24 giờ qua.

Còn tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong đã tăng lên 80.120 sau khi ghi nhận thêm 587 trường hợp. 2 tháng qua, số người tử vong vì COVID-19 ở Brazil đã tăng gấp 4 lần, gần đây, quốc gia có hơn 200 triệu dân này liên tục ghi nhận hơn 1.000 ca tử vong mỗi ngày. Brazil hiện ghi nhận hơn 2.1 triệu ca nhiễm, tăng gần 19.000 ca so với hôm qua.

Gần 100 ngày Việt Nam không ca nhiễm COVID-19 cộng đồng, chuyên gia nhận định gì?

Ảnh minh hoạ

Tại Việt Nam, đến ngày 21/7 đã ghi nhận 396 ca mắc COVID-19, trong số này có 256 ca là người nhập cảnh. 365 ca đã khỏi bệnh. Chưa có ca tử vong vì COVID-19 ở nước ta.

Đặc biệt, chúng ta đã bước sang ngày thứ 96 không có ca nhiễm trong cộng đồng.

Gần 100 ngày Việt Nam không ca nhiễm COVID-19 cộng đồng, chuyên gia nhận định gì?

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế)

Nhận định về tính bền vững của kết quả khống chế dịch bệnh này, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho hay đây là con số đáng tin cậy.

Theo ông Phu, chúng ta đã và đang kích cầu du lịch nội địa bằng các phương tiện như máy bay, tàu hoả, xe khách... và chưa thấy ca lâm sàng vào các phòng khám, bệnh viện. Trong khi đó, nếu có dịch xảy ra trong cộng đồng thì dứt khoát phải có các ca lâm sàng. Hai nữa, năng lực xét nghiệm của chúng ta tốt, có chiến lược xét nghiệm nhưng không phát hiện người dương tính trong cộng đồng.

'Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh là không thể chủ quan. Nhiều nước làm rất tốt nhưng lại bị làn sóng thứ 2, nên Việt Nam tiếp tục cần tiếp tục đảm bảo chiến lược phòng dịch đã tuân thủ từ đầu'- PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Cho rằng việc sự giao lưu đi lại quá lớn giữa các quốc gia là một trong những nguyên nhân khiến sự lây lan dịch bệnh càng gia tăng, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, chỉ trong 24 giờ, sự lây lan đã có thể từ quốc gia này sang quốc gia khác.

'Sự nhận định sai dẫn đến chiến lược phòng dịch sai, dẫn đến việc khống chế chậm, dịch bùng phát lại và lan rộng'- ông Phu nói.

Cũng liên quan đến việc này, bày tỏ quan điểm về đề xuất mở lại một số đường bay quốc tế vào nước ta, ông Phu cho hay, điều này cần thiết vì để phát triển kinh tế, nhưng với điều kiện chúng ta phải quản lý được con người, qua việc giám sát, cách ly, phát hiện nhóm người nhập cảnh, không để lây lan ra cộng đồng.

Điều này, Việt Nam đã làm rất tốt thời gian qua. Trong hơn 13.000 người nhập cảnh vào nước ta trong hơn 3 tháng qua, đã phát hiện hàng trăm ca bệnh COVID-19 trong các khu cách ly tập trung, không ít người không hề có biểu hiện triệu chứng bệnh, có những người xét nghiệm nhiều lần mới cho kết quả dương tính.

Thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục đón công dân về nước theo chính sách bảo hộ công dân; ngoài ra, còn có đội ngũ lao động lành nghề, kỹ thuật cao, các chuyên gia... cũng nhập cảnh Việt Nam để cùng Việt Nam phát triển kinh tế. Chúng ta đã có chiến lược cách ly đối với các đối tượng này. Riêng du lịch, theo ông Phu 'phải rất cẩn thận'.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!