Giải đáp những mơ hồ về viêm gan B

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Viêm gan B là bệnh gan xảy ra khi người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B. Một số thắc mắc bạn cần biết để hiểu thêm về bệnh này.

Viêm gan B là bệnh gan xảy ra khi người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B. Mức độ nghiêm trọng của bệnh này có thể bắt đầu từ một bệnh lý nhẹ trong một vài tuần cho đến bệnh trầm trọng kéo dài suốt cả đời. Viêm gan B thường lây lan qua máu, tinh dịch hoặc chất dịch cơ thể của người bệnh. Điều này có thể xảy ra qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh hoặc dùng chung kim tiêm, ống chích. Viêm gan B cũng có thể truyền từ mẹ sang con.

Viêm gan B có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Nhiễm virus viêm gan B cấp tính là một căn bệnh ngắn hạn xảy ra trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi một người tiếp xúc với virus viêm gan B. Còn mãn tính là một căn bệnh kéo dài xảy ra khi virus viêm gan B vẫn còn lưu lại trong cơ thể con người, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe trong thời gian dài và thậm chí gây tử vong.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B là gì?

Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính có thể bao gồm:

  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Đau bụng;
  • Nước tiểu sậm màu;
  • Phân có màu đất;
  • Đau khớp;
  • Vàng da(da hoặc mắt có màu vàng).

Bạn nên làm gì khi đã tiếp xúc với viêm gan B?

Hãy liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất. Nếu một người đã tiếp xúc với virus viêm gan B mà được tiêm ngừa vắc xin viêm gan B hoặc được tiêm một liều “HBIG” (globulin miễn dịch Viêm gan B) trong vòng 24 giờ, có thể ngăn ngừa nhiễm viêm gan B.

Khi nào bạn cần chăm sóc y tế?

Nếu bạn lo lắng rằng có thể đã tiếp xúc với virus viêm gan B, hãy gặp bác sĩ hoặc liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất. Bất cứ trường hợp nhiễm viêm gan B nào cũng đều cần đến sự hỗ trợ của trung tâm y tế gần nhất.

Bạn nên phòng ngừa bệnh như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa là tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B. Tiêm ngừa vắc xin viêm gan B thường rất an toàn và hiệu quả, với liều được khuyên dùng là 3 – 4 mũi trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên, một số trường hợp không nên tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B, bao gồm:

  • Bất cứ ai bị dị ứng nghiêm trọng (đến mức đe dọa tính mạng) với men hoặc với bất kỳ thành phần nào khác trong vắc-xin. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào;
  • Bất cứ ai đã từng dị ứng nặng (đến mức nguy hiểm đến tính mạng) với dù chỉ một liều vắc xin viêm gan B;
  • Bất cứ ai đang bệnh, dù bất cứ bệnh nào thì cũng nên đợi cho đến khi khỏe hẳn mới tiêm ngừa vắc xin.

Lưu ý: Bạn có thể sẽ được yêu cầu chờ 28 ngày sau khi tiêm ngừa vắc xin viêm gan B mới được hiến máu. Lý do là bởi vì khi thực hiện xét nghiệm lâm sàng trước khi hiến máu có thể có sự nhầm lẫn vắc-xin trong máu với virus viêm gan B.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Nguy cơ mắc viêm gan B từ điều trị lọc máu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!