Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ em không còn xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, với các phụ huynh lần đầu có con nhiễm virus tay chân miệng sẽ có nhiều thắc mắc về căn bệnh này. Làm thế nào để nhận biết bé mắc bệnh tay chân miệng? Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào? Khi nào nên đưa con đến bệnh viện?… là những câu hỏi các bậc cha mẹ thường hay thắc mắc.
Cùng Hello Bacsi tìm lời giải đáp để hiểu rõ hơn về căn bệnh tay chân miệng và có cách phòng ngừa, chăm sóc trẻ bị bệnh ngay tại nhà hiệu quả.
Giải đáp các thắc mắc xoay quanh bệnh tay chân miệng ở trẻ em
1. Bệnh tay chân miệng có lây không và thường xuất hiện vào thời gian nào?
“Bệnh tay chân miệng có lây không?” là câu hỏi của rất nhiều người. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do virus gây ra, dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường.
Tại Việt Nam, mỗi năm, bệnh tay chân miệng thường xảy ra 2 đợt, đợt 1 vào tháng 4 – 6, đợt 2 vào khoảng tháng 9 – 12.
Đầu tháng 10 – 2018, tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng đột biến, cao gấp 5 lần so với ngày thường.
2. Đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất?
Ai cũng có thể bị tay chân miệng, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
3. Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em?
Dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là các bọng nước xuất hiện ở tay, chân và miệng
Để xác định bé có bị bệnh này hay không, bạn cần dựa vào dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Sốt và đau họng là những triệu chứng sớm của căn bệnh này. Trẻ bị bệnh cũng có thể phát ban ở mông nên đôi khi có thể bị nhầm lẫn với tình trạng phát ban tã ở trẻ sơ sinh.
Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em bao gồm:
- Các bọng nước xuất hiện: Các mụn nhỏ, phẳng và thường có một vành màu đỏ tươi xuất hiện bao quanh, phổ biến nhất trên bàn tay, bàn chân và ở miệng. Các bọng nước cũng có thể thấy ở khuỷu tay và đầu gối, mông.
- Sốt: Sốt cao khoảng 39°C.
- Chán ăn, chảy nước dãi: Đôi khi có những vết loét nhỏ trong miệng, khiến bé bị đau khi nuốt thức ăn, dẫn đến chán ăn và chảy nước dãi.
- Trẻ bị bệnh chàm: Đối với trẻ bị bệnh chàm (viêm da dị ứng), các nốt mụn của bệnh chân tay miệng có thể lây lan đến những nơi có bệnh chàm.
4. Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Biến chứng phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là mất nước vì trẻ bị sốt cao, nôn trớ, đau miệng nên thường sẽ bỏ ăn uống. Bạn có thể cho bé dùng thuốc giảm đau không kê đơn dành cho trẻ nhỏ như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin, Advil) theo đúng liều lượng ghi trên bao bì sản phẩm. Sau khoảng 2 – 3 tháng mắc bệnh, một vài trẻ có hiện tượng mất móng tay. Bạn không cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ trừ khi trẻ bị đau hoặc da xung quanh móng tay bị nhiễm trùng. Các bác sĩ chưa lý giải được nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhưng móng sẽ phát triển bình thường trở lại.
Song thực tế, không hiếm các ca bệnh có biến chứng nặng như: Bội nhiễm, tiêu chảy, suy hô hấp, tim mạch, viêm não, viêm màng não… thậm chí là tử vong.
Để hạn chế biến chứng nặng do căn bệnh này gây ra cho trẻ, bạn hãy tham khảo bài viết:
>>> Xem thêm: Nguy cơ trẻ bị tử vong do tay chân miệng: Cha mẹ cần nắm vững những điều sau để bảo vệ bé.
5. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em uống thuốc gì và cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ra sao?
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em là do virus nên bệnh có xu hướng tự khỏi. Vì vậy, việc điều trị bằng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nặng, bé cần được điều trị để giảm nhẹ tác động của bệnh.
Tình trạng phát ban do căn bệnh này thường không khiến trẻ quá khó chịu. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chàm và phát ban ngày càng lan rộng, gây đau, ngứa ngáy và sốt cao, có biểu hiện bứt rứt, bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bạn có thể kiểm soát cơn đau và hạ sốt cho con bằng các loại thuốc không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn cho bé uống ibuprofen mỗi sáu giờ hoặc acetaminophen mỗi bốn giờ.
Với trẻ đã lớn, biết vệ sinh răng miệng, bạn hãy cho bé súc miệng bằng các loại nước súc miệng dành riêng cho đối tượng mắc bệnh dễ lây lan này. Đây là hỗn hợp của một số loại thuốc uống dưới dạng lỏng, bao gồm thuốc gây tê tại chỗ và diphenhydramine (Benadryl®). Chúng sẽ phát huy tác dụng đối với các vết loét ở miệng nhằm giúp giảm đau, giảm phản ứng viêm và giúp trẻ nhỏ có thể uống nước được.
Nếu đến cữ uống thuốc mà bé vẫn ngủ ngon, bạn không nên đánh thức bé dậy mà hãy đợi khi bé thức giấc thì cho uống sau. Trẻ bị bệnh này thường đau ở miệng nên dễ bỏ ăn, bạn không nên ép trẻ ăn nhưng cần đảm bảo cho bé uống đủ nước. Lưu ý là không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm cứng, nóng, mặn, chua hoặc cay, đồng thời tránh trái cây có múi (cam, quýt, bưởi). Hãy cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, mát.
Các nốt bọng nước sẽ dần biến mất mà không để lại bất kỳ vết sẹo thâm nào. Do đó, bạn không cần phải dùng thuốc trị sẹo cho trẻ.
6. Trẻ bị tay chân miệng cần đến bệnh viện khi nào?
Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng về tình trạng bệnh của con, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt nếu bé có các biểu hiện sau:
- Mất nước: Da khô, môi khô, giảm cân, có dấu hiệu suy nhược hoặc tiểu rất ít hoặc không tiểu tiện trong suốt 6 giờ.
- Trẻ không giảm đau, hạ sốt: Trẻ không có biểu hiện giảm đau, hạ sốt sau khi dùng ibuprofen hoặc acetaminophen.
- Cứng cổ: Trẻ có biểu hiện cứng cổ.
- Sốt cao: Bé sốt cao 40,5°C và kéo dài hơn 2 – 3 ngày.
- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng: Có biểu hiện sốt cao 38°C.
7. Trẻ bị bệnh tay chân miệng bao lâu sẽ khỏi?
Nếu không có biến chứng nặng, trẻ bị bệnh chân tay miệng sẽ tự khỏi trong 1 – 2 tuần
Thông thường, virus gây bệnh tồn tại trong cơ thể trẻ từ khoảng 7 – 10 ngày. Tình trạng phát ban sẽ từ từ biến mất trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn sau khi trẻ phát bệnh. Người chăm sóc cũng như trẻ bị bệnh hãy rửa tay thường xuyên, khử trùng nhà cửa, bàn ghế, đồ chơi… Lưu ý là bạn tránh để trẻ bị bệnh tiếp xúc với các trẻ khác nhằm hạn chế tình trạng lây lan ra cộng đồng.
8. Trẻ từng bị tay chân miệng có mắc bệnh nữa không?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là do virus gây ra và hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Trẻ từng bị bệnh tay chân miệng vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Do đó, bạn cần giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, dạy trẻ không cho tay vào miệng, không ngậm mút đồ chơi và nên rửa tay thường xuyên…
Bí quyết đẩy lùi triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại nhà bằng sản phẩm thảo dược
Bé trai thứ hai, 18 tháng tuổi, con chị Nguyễn Bình An (Hà Nội) chẳng may bị bệnh tay chân miệng. Các nốt phồng rộp mọc từ bàn chân lên đến mặt bé, miệng bị lở loét, sốt cao 39ºC… khiến chị rất lo lắng. Để giảm các triệu chứng bệnh của con, chị cho dùng gel sát khuẩn có nguồn gốc thảo dược. Nhờ đó, bé mau chóng khỏi bệnh, có thể ăn ngủ, vui chơi và đi học bình thường chỉ sau thời gian ngắn.
Khi thấy bé có các dấu hiệu như xuất hiện một vài nốt rộp ở lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng, nghĩ cháu bị phát ban nên mẹ chị An đã ra hiệu thuốc mua thuốc trị bệnh ngoài da về bôi cho bé. Đến đêm, bé có thêm các triệu chứng như: Ngứa ngáy, quấy khóc, khó chịu kèm sốt cao 39ºC, ban mọc dày khắp người. Ngay sáng sớm hôm sau, chị đưa con đến viện để khám. Sau khi làm các xét nghiệm, thử máu, bé được kết luận bị bệnh tay chân miệng ở trẻ em, rồi kê toa cho thuốc về nhà uống và bôi.
Chị cho con dùng thuốc bôi và thuốc uống theo toa được 2 ngày mà các nốt rộp không đỡ, tình trạng sốt không dứt, bé quấy khóc nhiều, không ngủ… Những nốt mụn rộp lan khắp ra mặt, mũi, miệng, mông, lòng bàn tay, bàn chân và dần vỡ ra. Các vết loét trong miệng gây đau khiến bé bỏ ăn, chỉ uống được một chút sữa.
Chị An đã giúp con đẩy lùi tay chân miệng nhờ sử dụng sản phẩm Subạc
Điều này làm chị An lo lắng, tìm mọi cách giúp con mau hết bệnh. Chị bôi thuốc xanh methylen phủ kín mặt, thân thể con. Chị lại lên mạng tìm hiểu về bệnh và phương pháp khắc phục loại virus này, thì đọc được thông tin về sản phẩm Subạc (*), một loại gel bôi ngoài da dành cho trẻ bị nhiễm virus tay chân miệng, thủy đậu, zona. Subạc có thành phần chính là nano bạc có tác dụng sát khuẩn rất mạnh nên khi thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ nên bôi sớm cho con để tránh biến chứng.
Lần đầu dùng Subạc, chị An bôi khắp người con mà không kịp làm sạch da cho bé như khuyến cáo của nhà sản xuất. Chỉ sau 30 phút bôi thuốc, bé không khóc nữa, cảm thấy dễ chịu, giảm ngứa và bắt đầu tự ngồi chơi ngoan. Những lần bôi thuốc sau đó, chị luôn vệ sinh sạch sẽ người cho con. Mỗi ngày, chị bôi cho bé 3 – 4 lần.
Chị An bôi Subạc cho bé được 2 ngày thì các nốt ban xẹp rõ rệt. Bé đòi ăn cháo, ngủ, chơi rất ngoan. Chị cho bé dùng Subạc thêm 3 ngày nữa thì các nốt mụn không còn nữa. Từ lúc bé dùng Subạc đến khi da đỡ tổn thương chỉ đúng 5 ngày. Thấy hai bé học cùng nhà trẻ với con bị bệnh tay chân miệng ở trẻ em nên chị mách cho mẹ hai bé mua về dùng cho con. Cháu ở quê bị bệnh này, chị mua gửi về cho cháu dùng. Các bé dùng loại gel này không thấy có tác dụng phụ nào, các nốt ban lành rất nhanh.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng và cách điều trị – Đừng để bệnh tăng đột biến!
Cơ chế tác động của nano bạc trong sản phẩm Subạc
4 lý do bạn nên chọn sản phẩm kem bôi thảo dược gel Subạc cho các bệnh do virus gây nên như: Tay chân miệng, thủy đậu, zona
- Gel bôi ngoài da Subạc là sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 2015, chuyên dùng cho các bệnh ngoài da do virus như: Thủy đậu, tay chân miệng, herpes, zona, sởi, viêm niêm mạc miệng và các trường hợp bị bỏng nhẹ, côn trùng cắn, muỗi đốt…
- Gel Subạc có sự kết hợp độc đáo của 3 thành phần: Nano bạc, cao neem (xoan Ấn Độ hay cây sầu đâu), chitosan, giúp giảm các triệu chứng mụn nước, phát ban, làm sạch da, sát khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, tái tạo da và ngăn ngừa sẹo. Hiệu quả sau 2 – 3 ngày sử dụng.
- Gel Subạc có khả năng thẩm thấu nhanh vào da nên đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn, không gây tác dụng phụ hay kích ứng da, có thể bôi trực tiếp vào miệng, phù hợp cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong các trường hợp mắc bệnh ngoài da do nhiễm virus.
- Gel Subạc là sản phẩm uy tín, được các tổ chức, cá nhân đánh giá cao và trao tặng nhiều giải thưởng cao quý: Sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em, Thương hiệu uy tín trong thời kỳ hội nhập; Sản phẩm an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng; Thương hiệu gia đình tin dùng…
Để được tư vấn về bệnh và sản phẩm Subạc, bạn hãy liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800 6107 hoặc qua hotline: (Zalo/Viber): 091 675 5060 – 091 675 7545.
(*) Tác dụng tùy cơ địa người dùng.
Quan Lan/HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bệnh tay chân miệng: Phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ
- Nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách phòng ngừa, điều trị
- 8 điều cần biết về bệnh thủy đậu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!