Những thay đổi nhỏ xung quanh chuyện đi tiêu của bạn có thể là nguyên nhân của bệnh ung thư nào đó bên trong hệ tiêu hóa, bài tiết.
Bất cứ ai cũng đã từng có thời điểm phải đối mặt với chuyện đi tiêu của mình. Và cho dù có rất ngại ngùng đi nữa thì bạn cũng không thể bỏ qua những thay đổi nhỏ xung quanh chuyện đi tiêu của mình vì nó không những đe dọa sự bất ổn trong cơ thể bạn mà còn có thể là nguyên nhân của bệnh ung thư nào đó bên trong hệ tiêu hóa, bài tiết.
Những gì bạn ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc đi tiêu của bạn. Nếu ăn nhiều chất xơ, bạn sẽ đi tiêu dễ dàng hơn nhiều. Chất xơ hoạt động như một chất keo để giữ tất cả mọi thứ với nhau. ‘Keo này thực ra là một loại axít béo được hình thành khi chất xơ được lên men bằng vi khuẩn cư trú trong ruột’, Tiến sĩ Anish Sheth – đồng tác giả cuốn The Book of Poo, a Spotter’s guide giải thích.
Vì khi thức ăn vào dạ dày, một lượng axít và enzym được tiết ra để phân hủy protein. Phần thức ăn còn lại sẽ được đẩy vào tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) để được phá vỡ nhiều protein, tinh bột và chất béo hơn. Qua ruột non, phần thức ăn được chuyển xuống ruột già là một trong hai thứ: chất thải hoặc chất xơ (nếu cơ thể không tiêu hóa được phần thức ăn đó). Ruột già có chức năng hấp thụ nước từ những phần thức ăn khó tiêu hóa còn lại như chất xơ hay tinh bột, sau đó đưa chất thải ra khỏi cơ thể.
Hai vấn đề chính liên quan đến chuyện đi tiêu bao gồm: táo bón và tiêu chảy.
Khi bị táo bón
Khi phần thức ăn khó tiêu hóa còn nằm trong ruột, ruột sẽ tiếp tục tách nước ra khỏi nó. Vì vậy, khi chất thải nằm trong ruột càng lâu, nó sẽ trở nên dày và đặc hơn. Khi bị táo bón, phần chất thải đó sẽ đóng thành một khối và dẫn đến táo bón khi đi tiêu.
Ảnh minh họa
Táo bón tuy không được liệt kê vào một trong những bệnh nguy hiểm nhưng việc đi đại tiện, hậu môn rách và chảy máu… thường làm người bệnh cảm thấy đau đớn. Nghiêm trọng hơn, những động tác rặn của hậu môn để đẩy phân ra còn có thể dẫn đến các chứng bệnh đau đớn hơn, khó trị liệu hơn như trĩ và cao huyết áp.
Khi đã bị táo bón mà ăn nhiều chất xơ thì sẽ càng làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn. Để giảm tình trạng táo bón, bạn nên ăn bánh mì trắng và mì ống để làm mềm chất thải và dễ đi tiêu hơn. Bạn cũng nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng này. Ngoài ra, bạn nên tự do tập cho mình một thói quen đi toilet vào một giờ giấc nhất định trong ngày, lúc mà bạn có đủ thì giờ. Thường sau một bữa ăn là tốt nhất.
Khi bị tiêu chảy
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Mansberg cho biết các vi-rút là thủ phạm khiến chúng ta bị tiêu chảy. Vi-rút này gây ra nhiễm trùng kéo dài trong hai ngày và đôi khi được gọi là ‘nhiễm khuẩn đường ruột’ hoặc ‘nhiễm khuẩn dạ dày’. Phần lớn những người bị tiêu chảy đều không biết được những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh. Đôi khi, việc lựa chọn thực phẩm sai lầm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hoặc kéo dài hơn.
Chu kì kinh nguyệt cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Giáo sư Bolin giải thích rằng: ‘Mỗi phụ nữ sẽ sản xuất hoóc-môn sinh sản khác nhau trong thời gian kinh nguyệt, những hoóc-môn này phản ứng với ruột, và có thể gây tiêu chảy’.
Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy có thể bao gồm: Bụng đầy hơi ,đau âm ỉ hoặc đau quặn lại; phân lỏng, không thành khuôn; phân dạng nước; cảm giác không kìm được khi đi ngoài; buồn nôn và nôn; có máu, chất nhầy hoặc thức ăn không tiêu trong phân...
Nếu bạn bị tiêu chảy nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không phải can thiệp. Trong trường hợp bị tiêu chảy kéo dài hoặc kèm theo sốt kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!