Giãn phế quản là một bệnh bẩm sinh thường xuyên mắc phải và gây tổn thương một hay nhiều phế quản lớn, có hủy hoại thành phế quản. Vậy giãn phế quản khôlà gì? Bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, sức lao động, tính mạng người bệnh không? Các bạn hãy cùngLily & WeCaretìm hiểu thông tin bệnh qua bài viết sau đây.
1. Giãn phế quản khô là gì?
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản trung bình. Có nhiều cách phân loại giãn phế quản. Nếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, giãn phế quản chia làm 2 loại: giãn phế quản thể khô, giãn phế quản thể ướt, giãn phế quản thể hỗn hợp.
Giãn phế quản thể khô là tình trạng bệnh nhân giãn phế quản có biểu hiện ho ra máu và không có đờm. Trước đây, loại này thường bị nhầm lẫn với lao phổi. Số lượng máu ho ra thường ít nhưng có biệt có trường hợp ra máu khá nhiều (500 ml). Một số bệnh nhân ho ra máu lẫn đờm, nhất là vào những đợt bị bội nhiễm.
2. Nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản khô
- Do viêm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại gây hoại tử thành phế quản, thường xảy ra sau khi mắc các bệnh cúm, sởi, ho gà, phế quản phế viêm.
- Bệnh xơ nang cũng chiếm khoảng 50% trong các nguyên nhân giãn phế quản.
- Tổn thương xơ quanh phế quản co kéo do lao xơ phổi, lao xơ hang, áp-xe phổi mãn tính.
- Chít hẹp phế quản do u, dị vật, sẽ khiến cho phía dưới chỗ chít hẹp thường xuyên bị nhiễm khuẩn đồng thời nội áp lực phế quản tăng gây giãn phế quản.
- Suy giảm miễn dịch, thiếu hụt alpha1antiprotease do hút thuốc lá, rối loạn thanh thải nhầy lông, các bệnh thấp sẽ gây nên bệnh giãn phế quản cho bệnh nhân.
3. Các triệu chứng của giãn phế quản khô
- Gầy yếu, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn.
- Ở trẻ em thường thấy chậm lớn, chậm dậy thì, lồng ngực bên tổn thương bé hơn bên lành, cân nặng và chiều cao đều kém so với trẻ cùng tuổi bình thường.
- Đau tức ngực, khó thở: khoảng 50-70% bệnh nhân có triệu chứng đau tức ngực và 20% có triệu chứng khó thở. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong những đợt bội nhiễm nặng.
- Tiếng ran ở phổi: khoảng 1/2 số bệnh nhân có nhiều ran ẩm ở phổi, có khi có một số ran khô và giảm tiếng rì rào phế nang ở khu vực có giãn phế quản. Nếu có xẹp phổi thì thấy có hội chứng đông đặc co kéo tương ứng với vùng phổi xẹp.
- Sốt hoặc không sốt: bệnh nhân chỉ sốt ở giai đoạn ứ đọng mủ và đờm trong phế quản do không khạc ra được. Nhiệt độ thường khoảng 380C, ít khi đến 39-40 độC.
4. Điều trị bệnh giãn phế quản
Điều trị nội khoa
- Dẫn lưu đờm mủ phế quản: hướng dẫn bệnh nhân cách ho khạc đờm và vỗ rung lồng ngực kết hợp với dẫn lưu theo tư thế.
- Điều trị bội nhiễm phế quản
- Lựa chọn kháng sinh ban đầu, dùng đường uống hay đường tiêm tuỳ theo mức độ nhiễm trùng.
- Thay đổi kháng sinh dựa theo đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ nếu có.
- Thời gian dùng kháng sinh: tuỳ theo từng trường hợp. Thời gian dùng kháng sinh thông thường: 1-2 tuần. Những trường hợp giãn phế quản nặng, vi khuẩn kháng thuốc: thường cần dùng kháng sinh dài ngày hơn, hoặc bội nhiễm do trực khuẩn mủ xanh, hoặc tụ cầu vàng: thời gian dùng kháng sinh có thể tới 3 tuần.
- Nếu có hội chứng xoang phế quản (GPQ và viêm đa xoang mạn tính): Cho bệnh nhân uống erythromycine 10 mg/kg/ngày, chia 2 lần, kéo dài từ 6 - 24 tháng.
- Không dùng đồng thời với theophyllin hoặc các thuốc cùng nhóm xanthin do nguy cơ gây rối loạn nhịp tim: xoắn đỉnh.
Điều trị triệu chứng
- Thuốc giãn phế quản khi nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
- Thở oxy trong đợt cấp khi có thiếu oxy máu.
- Uống đủ nước, truyền dịch để làm loãng đờm.
- Điều trị ho máu
- Phẫu thuật: chỉ định cắt phân thuỳ, thuỳ hoặc cả bên phổi cho những trường hợp giãn phế quản khu trú; giãn phế quản có ho ra máu nặng hoặc ho ra máu tái phát.
Điều trị ngoại khoa
Cắt thuỳ phổi hoặc cắt một bên phổi
- Chỉ định:
- Giãn phế quản khu trú một thuỳ, một bên phổi (chỉ số FEV1 > 50%).
- Ho ra máu nhiều lần.
- Tắc do khối u.
- Chống chỉ định:
- Giãn phế quản thể lan toả.
- Có triệu chứng của suy hô hấp mạn tính.
Qua những thông tin Lily & WeCare chia sẻ trên đây, các bạn đã phần nào hiểu biết rõ hơn về bệnhgiãn phế quản khô và cách điều trị bệnh. Hãy luôn quan sát và chú ý tình trạng bệnh của bản thân để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!