Giun đũa chó: Kí sinh trùng nguy hiểm ở thú cưng

Cần biết - 04/30/2024

Khi chó bị nhiễm loại giun này, giun sống và trưởng thành trong ruột non của chó rồi đẻ trứng.

Hiện tượng bé trai bị lác không còn lòng đen gây rúng động vì căn bệnh nhiễm giun chó. Ca bệnh nguy hiểm này cảnh báo sự lây lan của ấu trùng giun đũa chó. Một nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như viêm màng não.

Bạn biết gì về giun đũa chó?

Giun đũa chó (Toxocara canis) ký sinh ở chó. Theo ghi nhận 80% chó ở vùng nhiệt đới nhiễm bệnh, con số này là 17 - 20% ở vùng ôn đới. Khi chó bị nhiễm loại giun này, giun sống và trưởng thành trong ruột non của chó rồi đẻ trứng. Trứng giun được đào thải cùng phân, từ đó tìm cách xâm nhập vào con người. Giun đũa chó có thể xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hoá.

Ngoài ra chúng có thể vào cơ thể qua da non khi tiếp xúc trực tiếp với phân nhiễm ấu trùng, nhất là da của trẻ em. Sau khi trưởng thành trong cơ thể người, giun đũa chó có thể chui qua thành ruột non, theo đường máu đi đến các cơ quan khác như gan, tim, phổi, mắt.

Giun đũa chó: Kí sinh trùng nguy hiểm ở thú cưng

Hình ảnh giun đũa chó trưởng thành (Ảnh: Internet)

Triệu chứng và ảnh hưởng

Tuỳ vào số lượng và vị trí ký sinh của giun đũa chó trong vật chủ mà biểu hiện và triệu chứng lâm sàng sẽ khác nhau. Ở một số cơ quan, người bệnh chưa thấy có biểu hiện lạ. Tuy nhiên khi ấu trùng ẩn nấp trong lá lách, tim, mắt… có thể gây ra một số hội chứng tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm cơ tim, động kinh, viêm não, võng mạc, viêm nhãn cầu... Thậm chí một số trường hợp giun còn xâm nhập vào tuỷ, não.

Việc giun đũa chó di chuyển nhiều nơi trong cơ thể khiến việc chuẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì chúng có thể gây ra những biểu hiện giống với một số bệnh khác. Khi số lượng giun quá lớn và tập trung ở những vị trí quan trọng, người bệnh sẽ lâm vào tình trạng nguy kịch, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Chuẩn đoán và điều trị

Khi đến bệnh viện vì nghi nhiễm giun đũa chó, các bác sỹ sẽ tiến hành một số thao tác kiểm tra lượng bạch cầu trong máu, chất globulin… Sau đó, bệnh nhân phải tiến hành một số phép kiếm tra quan trọng để xác định rõ bệnh cũng như tìm ra vị trí của ấu trùng.

Hiện nay cũng có một số thuốc được dùng để điều trị giun đũa chó. Tuy nhiên các bác sỹ cũng khuyên bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc chữa. Bệnh cần được điều trị dưới sự kiểm tra của các bác sỹ để nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn ấu trùng ở mọi nơi trong cơ thể.

Giun đũa chó: Kí sinh trùng nguy hiểm ở thú cưng

Phải đảm bảo vệ sinh cho thú nuôi khi nhà có trẻ con (Ảnh: Internet)

Biện pháp phòng ngừa

Bạn nên rửa tay bằng xà phòng sau khi nghịch đất cát và vật nuôi. Thức ăn trong nhà cần được cất kỹ, tránh sự tiếp xúc của chó, luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu nhà bạn nuôi chó cần kiểm tra phân định kỳ để đảm bảo vật nuôi nhà bạn không bị nhiễm giun đũa.

Hạn chế để trẻ chơi với chó, nhất là những em đang mang thương tật, bệnh ngoài da. Chuồng chó và thùng đựng phân cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Khi nghi ngờ vật nuôi mang bệnh, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với chúng. Tẩy giun định kỳ và nhanh chóng khám bác sỹ khi nghi ngờ nhiễm bệnh.

>> Xem thêm: Mắt lác không còn lòng đen vì nhiễm giun đũa chó

Thanh Nguyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!