Bạn hãy cố gắng duy trì việc học của con trong suốt thời gian bé đang điều trị bệnh (có thể là căn bệnh bất kì khiến phải nghỉ học dài ngày để điều trị). Bằng cách này, con bạn có thể theo kịp được chương trình khi bắt đầu đi học lại. Nếu bạn không khuyến khích con học bài ở trường, bạn có thể làm con cho rằng việc học không còn quan trọng nữa. Bên cạnh đó, hành động của bạn cũng gửi đi một thông điệp rằng con bạn không có tương lai, điều này có thể làm bé rất buồn.
Trường học đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển các kĩ năng xã hội của con bạn. Trường học là nơi con bạn có thể chơi và nói chuyện với các bạn bè đồng trang lứa, hiểu thêm về những chuẩn mực hành vi trong xã hội, và các tương tác với những người khác. Cùng với sự hỗ trợ thêm của các bác sĩ và y tá điều trị cho con bạn, bạn có thể sắp xếp để con đến thăm lại lớp học của mình trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị.
Nếu con cần ở nhà để điều trị trong một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể tạo điều kiện giúp con ở nhà học một vài giờ mỗi tuần. Trường học sẽ xem xét con bạn có thể theo kịp và đáp ứng chương trình học bằng cách học này hay không.
Giữ liên lạc với giáo viên của con trong thời gian điều trị
Nhiều giáo viên có thể không có kinh nghiệm dạy trẻ bị ung thư hoặc bị bệnh nặng. Bạn hãy thông báo với giáo viên chủ nhiệm của con để các thầy cô hiểu và hỗ trợ con trong quá trình điều trị. Bạn hãy để các giáo viên có những nhìn nhận và đánh giá về triển vọng hồi phục theo hướng tích cực nhờ góc nhìn và suy nghĩ lạc quan của bạn.
Quay lại việc học và hòa nhập ở trường
Khi con của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu đi học lại, bé có thể chỉ học được nữa buổi hoặc có thể học được cả ngày. Bé có thể cảm thấy lo lắng khi trở lại trường học sau khi vắng mặt trong một thời gian dài và cũng có thể cảm thấy khó chịu khi ngoại hình của mình thay đổi.
Học sinh tiểu học có thể chấp nhận những sự thay đổi về mặt hình thể của các bạn xung quanh. Con bạn có thể xem những thay đổi về ngoại hình này là một cái gì đó đặc biệt và độc đáo chứ không mang ý nghĩa tiêu cực.
Tuy nhiên, áp lực phải “phù hợp” với những tiêu chuẩn của xã hội ngày càng trở nên quan trọng khi con bạn học trung học phổ thông. Lên cấp ba, con được tương tác với giáo viên nhiều hơn, có thể thấy mệt mỏi vì thời gian dành cho việc học trên trường quá nhiều. Con bạn có thể cảm thấy nhiều áp lực và căng thẳng hơn khi đang chuẩn bị thi tốt nghiệp hoặc xét tuyển vào các trường đại học. Hãy giúp con điều chỉnh lại những kế hoạch cho tương lai của mình. Con bạn sẽ nhận thức được bản thân phải thay đổi kỳ vọng để phù hợp với thực tế và hoàn cảnh của mình.
Bạn có thể liên lạc để gặp và nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm hoặc hiệu trưởng trường con đang học. Bạn hãy nhờ thầy cô hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm giúp các bạn cùng lớp hiểu, thông cảm và có những hành xử phù hợp với con khi con bị bệnh bạch cầu ác tính.
Hãy hành động vì con của bạn
Bạn phải quyết đoán và vững vàng khi con bạn quay trở lại trường học. Nếu bạn cảm thấy không nhận được những gì con cần khi tới trường. Đôi khi các trường học không có các chính sách và hỗ trợ thích hợp cho các trường hợp học sinh mắc bệnh bởi vì nhà trường chưa thực sự hiểu được căn bệnh của cháu có những tác động ghê gớm tới sức khỏe như thế nào. Mặt khác, các trường học có thể không quan tâm và khuyến khích thành tích học tập của trẻ. Bạn hãy nói chuyện với các giáo viên, hiệu trưởng, và các nhân viên khác trong trường để đảm bảo con của bạn được tạo điều kiện học tập tối ưu. Bạn hãy chắc chắn con bạn được giúp đỡ và hỗ trợ đặc biệt ở trường.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!