Giúp mẹ giải mã tiếng khóc của trẻ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Khi gia đình bạn đón thêm một thành viên mới, bạn sẽ phải nghe tiếng khóc của trẻ rất nhiều. Bình thường trẻ khóc khoảng 3 tiếng một ngày, có một số trẻ khóc nhiều hơn. Bé thường khóc nhiều vào khoảng từ 6-8 tuần và sau đó trẻ sẽ khóc ít dần đi khi trẻ lớn hơn.

Khi gia đình bạn đón thêm một thành viên mới, bạn sẽ phải nghe tiếng khóc của trẻ rất nhiều. Bình thường trẻ khóc khoảng 3 tiếng một ngày, có một số trẻ khóc nhiều hơn. Bé thường khóc nhiều vào khoảng từ 6-8 tuần và sau đó trẻ sẽ khóc ít dần đi khi trẻ lớn hơn.

Hầu hết vấn đề tã lót bị ẩm, ướt khiến trẻ khóc rất nhiều bởi trẻ khó chịu, tuy thế vẫn còn rất nhiều những nguyên nhân khác khiến trẻ khóc nhiều. Cha mẹ nên để ý trẻ để có thể giải mã tiếng khóc của trẻ, tránh trẻ khóc nhiều vì trẻ bị đau mà cha mẹ không biết.

Trẻ khóc khi trẻ đói

Trong khoảng 3 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh khóc là do trẻ đói. Hãy ôm trẻ vào lòng và cho trẻ bú, hơi ấm của mẹ và dòng sữa mẹ sẽ giúp trẻ nín khóc ngay lập tức. Khi đói, tiếng khóc của trẻ phát ra có thanh độ thấp, có nhịp điệu và lặp lại theo nhịp độ là khóc ngắn, sau đó ngắt, sau đó lại khóc, lại ngừng và cứ thế diễn ra. Ngoài tiếng khóc, trẻ sẽ có thêm những hành động như mút ngón tay hay há miệng hoặc trẻ đi tìm vú mẹ khi được mẹ bế trên tay.

Giúp mẹ giải mã tiếng khóc của trẻ

Trẻ mệt, trẻ cũng khóc

Khi trẻ mệt, trẻ sẽ có tiếng khóc với âm thanh và cường độ run. Trẻ hay dụi mắt và ngáp khi trẻ mệt vì buồn ngủ. Vì vậy, mẹ tránh cho bé hoạt động quá nhiều trong ngày để trẻ không quá mệt mỏi. Nếu bé càng mệt thì bạn sẽ dỗ trẻ càng khó khăn hơn. Lúc này, bạn nên bế trẻ vào chỗ yên tĩnh và ôm trẻ vào lòng, ru cho trẻ ngủ bằng cách đung đưa trẻ và xoa bụng hoặc xoa bên hông trẻ. Mẹ hãy để cho trẻ thấy mẹ luôn bên trẻ để trẻ có thể yên tâm chìm vào giấc ngủ. Nếu những biện phát trên vẫn không làm ngớt được tiếng khóc của trẻ thì bạn có thể tắm cho trẻ bằng một chút nước ấm xem trẻ có đỡ hơn không.

Trẻ muốn mẹ ôm vào lòng

Nếu trẻ ngưng khóc khi được mẹ ôm vào lòng thì lúc này tiếng khóc của trẻ báo hiệu cho cha mẹ biết là trẻ muốn được ôm vào lòng. Nếu bạn quá nhiều việc để làm thì những lúc như thế này, bạn có thể địu bé ở trước ngực và đung đưa bé để bé có cảm giác gần gũi với cha mẹ.

Tuy nhiên, có nhiều bé nếu mẹ ôm quá nhiều bé cũng cảm thấy khó chịu. Nếu bạn đang ôm bé trong tay mà bé vẫn còn khóc nhiều thì bạn hãy thử đặt bé xuống giường xem sao. Hãy linh hoạt thay đổi trạng thái để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

Trẻ muốn bạn thay tã

Khi tã ướt, tã bẩn và trẻ muốn bạn thay tã thì tiếng khóc của trẻ sẽ cho bạn biết ngay điều này. Có nhiều trẻ lại không quá quan tâm đến vấn đề tã lót này vì thế bạn sẽ thấy những trẻ này dù tã có ướt hay bị bẩn thì trẻ cũng không khóc mà vẫn chơi đùa như bình thường. Hãy chú ý đến vấn đề tã lót của trẻ một cách thường xuyên để xử lý khi tã lót cần thay.

Trẻ bị lạnh hoặc nóng

Bạn luôn sờ vào chân và tay của bé và thấy chúng luôn ấm. Hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé nữa bằng cách kiểm tra nhiệt độ vùng sau gáy hoặc vùng ngực của bé. Hãy chỉnh trang lại quần áo của bé hoặc chỉnh nhiệt độ phòng của bé. Tiếng khóc của trẻ và mồ hôi của bé toát ra sẽ cho bạn biết trẻ đang bị nóng và khi trẻ lạnh thì chân và tay của bé hơi đổi xanh.

Giúp mẹ giải mã tiếng khóc của trẻ

Trẻ bị yếu tố bên ngoài tác động

Khi trẻ ở môi trường có quá nhiều tiếng ồn, hay bị di chuyển quá nhiều hoặc thậm chí là khi cha mẹ đung đưa bé quá lâu thì hãy để ý cả những điều này nữa nếu bé vì thế mà khóc quấy. Hãy làm dịu ánh sáng trong nhà lại, tắt những âm thanh ồn ã đi và nhẹ nhàng đung đưa bé trong tay vào một khoảng thời gian nhất định.

Trẻ bị đau

Tiếng khóc của trẻ lúc này sẽ có cường độ lớn, trẻ nhiều khi còn khóc toáng lên. Lúc này là do trẻ bị đau ở đâu đó chứ không còn là trẻ khóc vì mệt hay đói nữa. Hãy xem trẻ có đang ở tư thế nằm thoải mái hay không. Nếu bé liên tục khóc thì hãy cởi quần áo của trẻ ra và kiểm tra cơ thể bé xem trẻ có bị thương ở đâu không. Cha mẹ hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thương cho trẻ, trẻ có bị đau do mặc quần áo chật không, tóc trẻ có bị vướng vào đâu không hay chân tay trẻ bị mắc vào đâu.

Trẻ bị bệnh

Tiếng khóc của trẻ lúc này yếu ớt hơn bình thường và kèm theo nhiều triệu chứng như sốt, trẻ nôn trớ, đi ngoài. Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có những biện pháp xử lý kịp thời.>>> Xem thêm: Tiếng khóc của trẻ và những điều bạn cần biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!