Giúp người bệnh tiểu đường vui Tết 2018 an toàn

Người bệnh ăn gì - 05/18/2024

Ngày Tết, trong mâm cơm gia đình nào cũng nhiều chất béo, chất đạm và luôn tạo cảm giác ngon miệng.

Mọi người có xu hướng ăn nhiều chất hơn, nếu không biết điều tiết chế độ ăn trong ngày Tết thì hậu quả sẽ rất khó kiểm soát.

Vậy làm thế nào để người bệnh tiểu đường vui Tết mà không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ? Tránh được các tai biến từ đồ ăn, nước uống trong mấy ngày Tết.

Dưới đây là những kiến thức về chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường ngày Tết.

Ăn uống điều độ

Giúp người bệnh tiểu đường vui Tết 2018 an toàn

Việc lo lắng quá mức về chỉ số đường huyết hàng ngày có thể làm hại sức khỏe và tiên lượng bệnh tật của bệnh. Cần theo dõi đường huyết để điều chỉnh chế độ ăn một cách hiệu quả nhất.

Ngày Tết có nhiều món như bánh chưng, thịt đông, nem rán là món ăn cổ truyền của người Việt. Bánh chưng dễ ăn và hấp dẫn nhưng không phải ai cũng có thể ăn món ăn quen thuộc này. Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bánh chưng. Bởi chất tinh bột ở gạo là nguyên nhân chủ yếu khiến năng lượng từ bánh chưng cao gấp nhiều lần các loại thực phẩm khác.

Một góc nhỏ ở bánh chưng tương đương với 2 bát cơm tẻ. Với hàm lượng kalo cao như vậy không nên lạm dụng bánh chưng, hãy ăn ở mức vừa phải để bảo vệ sức khỏe.

Không ăn quá nhiều cholesterol

Giúp người bệnh tiểu đường vui Tết 2018 an toàn

Ăn quá nhiều cholesterol có nhiều trong phủ tạng động vật, trứng, sữa hoặc thức ăn chiên rán sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu ở người bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ tắc mạch, đoạn chi. Nên hạn chế chế độ ăn giàu đạm (thịt nạc, cá,…) vì chúng sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và tăng nguy cơ biến chứng thận (suy thận).

Tránh ăn các loại thực phẩm có nhiều đường

Người bệnh tiểu đường đặc biệt lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như hoa quả khô, đường, mía, kẹo, bánh ngọt, trái cây đóng hộp… chứa nhiều đường cô đặc và làm tăng vọt nồng độ đường trong máu.

Tăng cường chất dinh dưỡng qua các thực phẩm

Tăng cường chất dinh dưỡng cho cho cơ thể qua thực phẩm: các loại đậu, đỗ, rau xanh, thịt, tôm, cua, cá. Các thực phẩm như trái cây (lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

Làm các món ăn có nhiều rau xanh, đậu, đỗ tươi, khổ qua (mướp đắng), mộc nhĩ, hoài sơn, kỳ tử, các loại cá và hải sản tươi… có thể là cách giúp người bệnh tiểu đường điều hoà đường huyết, chuyển hoá và bổ dưỡng.

Uống một chút rượu vang đỏ và bia

Giúp người bệnh tiểu đường vui Tết 2018 an toàn

Một số nghiên cứu về dịch tễ cho thấy uống bia ở mức độ vừa phải và đều đặn còn làm giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và tim mạch. Tuy nhiên, các đồ uống có rượu, cồn sẽ làm hạ đường huyết, triệu chứng cũng rất giống với hiện tượng say rượu. Người bệnh chỉ uống rượu, bia sau khi đã ăn đủ no để tránh bị hạ đường huyết đột ngột.

Để đảm bảo sức khỏe và duy trì đường huyết, người bệnh tiểu đường nên cố gắng giữ nếp sinh hoạt như ngày thường: ăn đúng bữa, luyện tập nhẹ nhàng và nhớ uống thuốc. Đồng thời chú ý mỗi khi ra khỏi nhà cần mang theo bên mình đồ ăn như bánh, sữa... phòng khi xảy ra cơn hạ đường huyết dọc đường.

Ảnh minh họa: Internet

VHK (tổng hợp)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!