Giúp phụ nữ kiểm soát đái tháo đường (P1)

Cần biết - 05/12/2024

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh).

Điều này có thể do tỷ lệ vòng eo/vòng hông cao hơn so với nam giới hoặc do phụ nữ chịu nhiều stress hơn?

Phụ nữ có bệnh ĐTĐ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Đối với những phụ nữ hiện tại không có bệnh ĐTĐ, mang thai sẽ đem lại nguy cơ bị bệnh ĐTĐ khi có thai (tiểu đường thai kỳ). Bệnh ĐTĐ khi có thai chiếm tỷ lệ từ 2 - 5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ. Phụ nữ đã có bệnh ĐTĐ khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ týp 2 sau này.

Mang thai và bệnh ĐTĐ

Mang thai làm gia tăng nhu cầu insulin trong cơ thể hơn bình thường, do sự gia tăng sản xuất hoóc-môn dẫn đến đề kháng insulin. Đối với phụ nữ có bệnh ĐTĐ, kiểm soát đường máu chặt chẽ trước khi mang thai và trong suốt quá trình mang thai là rất quan trọng cho sức khỏe của em bé và mẹ.

Nếu được chăm sóc tốt trước và trong khi mang thai, tỷ lệ dị tật bẩm sinh của con chỉ là 0 - 5%. Ngược lại nếu không nhận được sự chăm sóc tốt, tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh có thể đến 10% số trẻ sinh ra ở những phụ nữ mắc ĐTĐ mang thai.

Giúp phụ nữ kiểm soát đái tháo đường (P1)

Phụ nữ mang thai bị ĐTĐ tăng nguy cơ mổ lấy thai do thai to và tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén(Ảnh minh họa: Internet)

Phụ nữ mắc ĐTĐ thường đẻ thai to (gấp 2 - 3 lần) so với phụ nữ không mắc bệnh ĐTĐ. Chính vì thai quá to nên họ cũng hay phải dùng cách mổ lấy thai hơn là đẻ tự nhiên (gấp 3 - 4 lần) so với phụ nữ không mắc bệnh ĐTĐ.

Phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ tăng 5 lần khả năng bị nhiễm độc thai nghén (một rối loạn không rõ nguyên nhân thường được đánh dấu bằng tăng huyết áp, có đạm trong nước tiểu, phù, nhức đầu, rối loạn thị giác) và đa ối (quá nhiều nước ối) so với phụ nữ không có bệnh ĐTĐ.

Khoảng 2 - 5% phụ nữ mang thai có bệnh ĐTĐ thai kỳ - một dạng bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong thời gian mang thai.

Khoảng 40% phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ bị béo phì trước khi mang thai tiến triển thành bệnh ĐTĐ týp 2 trong vòng 4 năm. Cơ hội phát triển bệnh ĐTĐ trong thời gian này là thấp hơn ở người nhẹ cân hơn.

Phương pháp tránh thai và bệnh ĐTĐ

Thuốc ngừa thai có thể làm tăng glucose trong máu và kiểm soát bệnh ĐTĐ.

Vòng tránh thai có thể dẫn đến nhiễm khuẩn. Bởi vì phụ nữ bị các bệnh ĐTĐ này vốn đã có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn, do vậy phần lớn không nên đặt vòng tránh thai.

>> Xem thêm: Giúp phụ nữ kiểm soát đái tháo đường (P2)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!