Tối 15/8, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận một bệnh nhân tên L.D.B.S sinh năm 2009, trú tại Ngọc Thụy – Long Biên bị vết thương bàn tay phải do kẹt tay vào thang máy.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc được, vết thương mất da mặt gan bày tay, đốt II ngón tay 3,4 bàn tay phải, vết thương sạch không có dị vật. Ngay sau đó bệnh nhân được tiêm tê, rửa sạch vết thương. Chụp X-quang chưa thấy đường gãy xương điển hình trên phim chụp. Bệnh nhân được chuyển lên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ để điều trị.
Bàn tay bị thương nặng do kẹt cửa thang máy. Ảnh: BSCC
Theo chia sẻ của bệnh nhân, tối ngày 15/8 khi đang chơi đùa cùng các bạn tại sảnh trung tâm thương mại gần thang máy của tòa nhà do mải chơi xô nhau nên cháu chẳng may ngã vào cửa thang máy đang đóng do không kịp rút tay lại nên tay cháu kẹt vào cửa thang máy. Cháu rút ra thì máu đã chảy rất nhiều.
BS Hoàng Phương Lan – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ chia sẻ: 'Sau khi làm sạch vết thương, bàn tay của bệnh nhân sẽ được điều trị theo 2 bước đầu tiên phẫu thuật cắt lọc da, sau đó sẽ dùng phương pháp bảo tồn cánh tay'.
Cũng theo bác sĩ, điều trị vết thương bàn tay cần rất cẩn trọng. Rửa vết thương, bàn tay thường là bẩn, cho nên phải chuẩn bị kỹ càng. Đối với các vết thương rộng, giập nát nhiều, chuẩn bị bàn tay trước khi mổ phải coi như là một thì của thủ thuật, nghĩa là gây tê hay gây mê cho bệnh nhân, chuẩn bị vô khuẩn, rửa vết thương bằng nước vô khuẩn và xà phòng, rửa bằng đầu xăng để làm tan dầu mỡ (vết thương do tai nạn máy giập).
Sau khi rửa sạch vết thương, phẫu thuật viên thay lại áo mổ rồi mới khử khuẩn vết thương để mổ. Ở ngón tay, gan tay, phải cắt lọc rất tiết kiệm. Cần ghép da để che các đầu ngón tay nếu mất da (vì là vùng tiếp xúc thường xuyên), nếu không sau này sẹo co, cứng kích thích đau buốt, không sử dụng được.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ em chơi ở nơi đông người cần có người lớn trông chừng, giám sát các bé để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!