2 bí quyết này giúp bạn sớm lấy lại sức khỏe.
Mắc bệnh về hô hấp, phổi, nhất định phải tập thể dục
Do môi trường và điều kiện sống thay đổi, số người bị bệnh viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, tắc nghẽn phổi gây khó thở hoặc các bệnh về đường hô hấp ngày càng phổ biến.
Ngoài việc tích cực điều trị và cải thiện chế độ ăn uống thì yêu cầu về thể dục và vận động là một trong những nhiệm vụ bắt buộc để giảm nhẹ tình trạng bệnh. Đây là việc quan trọng và bạn cần phải ưu tiên thời gian để thực hiện nó.
Thông quan việc tập thể dục, có thể tăng cường thể chất, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm mức độ tắc nghẽn đường thở và cải thiện số lượng khí lưu thông trong phổi, trao đổi khí giữa huyết dịch và phế nang, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và cải thiện chức năng của tim và phổi.
Bài tập thở quan trọng
Thở bụng: Hít vào cố gắng làm cho bụng phình to lên, thở ra cố gắng hết sạch khí và bụng hóp lại. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần, mỗi 10 đến 20 phút.
Thở bằng môi: Phương pháp này bắt đầu từ việc hít vào bằng mũi. Không khí đi qua mũi sẽ được sàng lọc qua trước khi vào phổi, khí sẽ ướt và ấm sẽ giúp làm giảm sự kích thích của khí quản. Sau đó nhẹ nhàng thở ra qua đường miệng bằng cách nhọn tròn môi giống như bạn đang thổi sáo.
Cách làm này làm cho hơi thở đi qua khe miệng và môi với diện tích hẹp, kéo dài hơi thở, từ đó có thể nâng cao hiệu quả hô hấp, cải thiện chức năng phổi.
Người có bệnh nên tập luyện hàng ngày và đừng bỏ qua cơ hội trì hoãn việc thay đổi tình trạng sức khỏe của phổi.
Bài tập vận động quan trọng
Nếu có điều kiện, bạn nên đăng ký tham gia một môn thể dục thể thao nào đó phù hợp với thể trạng ngay ở các phòng tập hoặc trung tâm thể dục thể thao.
Đây là cách giúp bạn giữ sự kỷ luật thông qua sự ràng buộc của người đồng hành hoặc huấn luyện viên tại phòng tập. Trong trường hợp bạn có ý chí và quyết tâm cao thì có thể tập ngay tại nhà với khoảng thời gian và khung giờ nhất định.
Những môn thể dục phù hợp như chạy chậm, bơi, đi xe đạp. Hoặc bạn cũng có thể tập các môn này đan xen nhau.
Khi chạy chậm, bạn gần như duy trì tốc độ đi bộ nhanh, để không bị thở hắt hơi, hãy cố gắng duy trì tốc độ trong khả năng của mình.
Trong giai đoạn mới tập, bạn có thể chỉ cần đi 5 phút. Sau khi đã quen thì nên tăng dần lên thành 20-30 phút. Lúc này mới mang lại tác dụng rõ ràng hơn.
Trong quá trình luyện tập việc đi bộ, người có bệnh về phổi có thể xuất hiện các triệu chứng hơi thở gấp, hoặc thở bị đứt đoạn, đôi khi thở quá nhanh dẫn đến nhịp tim tăng lên. Hãy lưu ý cách quan sát khả năng của bản thân để tập luyện đúng cách.
Một số môn khác như khí công, thái cực quyền, đi bộ cũng là gợi ý tốt cho bạn. Hầu hết các môn thể dục chậm này đều có tác dụng tốt trong việc cải thiện khả năng hô hấp và nâng cao chức năng phổi một cách rõ ràng.
*Theo Dưỡng sinh Trung Hoa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!