Hạn chế tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường (P1)

Cần biết - 11/24/2024

Việc hiểu biết rõ tác dụng, cách dùng, cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Cho đến nay, đái tháo đường vẫn là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy con người vẫn đang cố gắng để tìm ra nhiều loại thuốc mới nhằm điều trị đái tháo đường hiệu quả hơn. Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường khác nhau và ngay một loại thuốc cũng có thể có rất nhiều tên thương mại khác nhau. Vì vậy, để hiểu biết rõ tác dụng cũng như cách dùng và cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Hạn chế tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường (P1)

Cho đến nay, đái tháo đường vẫn là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. (Ảnh minh họa: Internet)

Insulin

Tính theo thời gian tác dụng (thời gian bắt đầu có tác dụng, thời gian có tác dụng tối đa và thời gian hết tác dụng), có 3 loại insulin thường được dùng hiện nay là insulin nhanh, insulin bán chậm và insulin hỗn hợp (hay insulin mixtard gồm 2 loại nhanh và bán chậm được trộn theo những tỉ lệ nhất định). Có thể phân biệt lọ insulin nhanh thường trong suốt còn các loại insulin khác thì có màu đục. Ngoài những bệnh nhân (bệnh nhân) đái tháo đường tuýp 1, tiêm insulin còn được chỉ định cho các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 khi đã thất bại (không đáp ứng) với các thuốc uống hạ đường máu, khi đường máu tăng quá cao, bị hôn mê đái tháo đường hoặc trong các trường hợp đặc biệt như bị nhiễm trùng nặng, bị tai biến mạch não hoặc bị suy gan, suy thận…

Các thuốc uống điều trị đái tháo đường tuýp 2

Có nhiều nhóm thuốc uống để điều trị đái tháo đường tuýp 2, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau. Các thuốc và nhóm thuốc chính là:

Metformin

- Metformin được coi là thuốc điều trị đầu tay cho những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có béo phì hoặc thừa cân do có tác dụng chính lên sự đề kháng insulin. Metformin có ưu điểm nổi bật là không làm tăng cân và cũng không gây hạ đường máu quá thấp. Các tác dụng phụ của thuốc có thể là gây đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Nên uống các thuốc metformin ngay sau bữa ăn. Không dùng metformin khi có suy thận, suy gan, suy hô hấp. Phải thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân lớn tuổi.

>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tiểu đường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!