Hãy biết rõ trước khi dùng aspirin!

Cần biết - 11/24/2024

Ngoài tác dụng giảm đau do viêm ở ngoại biên, aspirin còn tác động ức chế cơn đau do kích thích ở trung ương nên có thể dùng lâu mà không gây lệ thuộc thuốc.

Aspirin hay acetylsalicylic acid được tổng hợp năm 1897, được dùng rộng rãi ở thị trường năm 1899. Aspirin có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Tác dụng hạ sốt: chỉ tác dụng khi thân nhiệt tăng, do làm giãn mạch da và tăng tiết mồ hôi. Tác dụng giảm đau: có tác dụng giảm đau bề mặt tốt như đau cơ, đau răng, đau khớp, đau do vết thương, do bỏng…

Ngoài tác dụng giảm đau do viêm ở ngoại biên, aspirin còn tác động ức chế cơn đau do kích thích ở trung ương nên có thể dùng lâu mà không gây lệ thuộc thuốc như các loại giảm đau opioid.

Tác dụng chống viêm: có hiệu quả rõ khi dùng với liều >2g/ngày ở người lớn, thường được dùng trong điều trị các bệnh khớp. Năm 1971, nhà dược lý học người Anh tên là John Robert Vane phát hiện thêm tác dụng mới nữa của aspirin là tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu.

Cơ chế: ức chế tổng hợp Thromboxan A2, nên kéo dài thời gian chảy máu. Tác dụng này sẽ kéo dài hơn khi có sự hiện diện của một số chất như Tranquilizer, Dipyridamol, thuốc chống trầm cảm. Nhờ tác dụng này nên aspirin được dùng chống nghẽn mạch do hình thành cục máu đông trong các bệnh về tim mạch, và phòng chống nhồi máu não.

Hãy biết rõ trước khi dùng aspirin!

Vẫn có những tác dụng phụ

Tuy hữu ích như vậy nhưng aspirin có khá nhiều độc tính. Trên hệ tiêu hoá: kích thích niêm mạc dạ dày (ngay ở liều thường dùng) do thuốc kích ứng trực tiếp lên dạ dày và một phần do giảm tổng hợp PG I1, PG E2 (có tác dụng ức chế tiết axít dạ dày và tăng tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày). Có các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa.

Ngoài ra hay gặp viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Trên gan: gây độc cho gan tùy liều dùng. Biểu hiện bằng tăng men gan transaminase. Cần thận trọng ở những người bị bệnh gan mãn. Trên thận: giữ muối, nước nên làm giảm chức năng thận, đặc biệt ở người suy tim sung huyết hoặc giảm thể tích máu.

Trên hệ thần kinh trung ương: ở liều cao gây nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, ù tai, giảm thính giác. Đặc biệt gây hội chứng Reye, bệnh não chất xám, ở những bệnh nhân bị cảm cúm hay thủy đậu.

Ngoài ra aspirin còn gây ra các độc tính khác như: giảm hoạt động của tim và giãn mạch ngoại biên ở liều thấp, liều cao tác động trực tiếp lên cơ trơn.

Gây phản ứng dị ứng ở những người bị hen, polyp mũi, gây co thắt khí phế quản và gây choáng. Liều độc cấp tính (12 - 25g ở người lớn, 4 - 5g ở trẻ em) với các dấu hiệu ù tai, buồn nôn, chóng mặt, thở nhanh sâu.

Cuối cùng là sốt cao, co giật, hạ huyết áp, hôn mê. Nên nhớ không được dùng aspirin ở bệnh nhân: mẫn cảm với aspirin, viêm loét dạ dày-tá tràng, hen phế quản, bị rối loạn đông máu (thiếu vitamin K, giảm Prothrombin, đang dùng thuốc chống đông), đang bị sốt do virút, phụ nữ có thai đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ (nếu dùng liều cao kéo dài có thể gây chảy máu bào thai, băng huyết ở mẹ, chuyển dạ kéo dài).

Khi dùng chung với các thuốc khác cần chú ý: tăng tác dụng của một số thuốc như Tolbutamid, Chlopropamid, Methotrexat, Phenytoin, Probenecid, kháng viêm không steroid.

Acetazolamid làm tăng độc tính của aspirin, dùng chung với rượu làm tăng nguy cơ gây xuất huyết dạ dày. Corticoid làm giảm nồng độ của aspirin. Ngoài ra, aspirin khử hoạt tính của Spironolacton, tranh chấp bài tiết Penicillin G ở ống thận, ức chế thải uric vào nước tiểu của Sulfonpyrazon và Probenecid.

Hãy biết rõ trước khi dùng aspirin!

Aspirin có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm

Trong điều trị nên nhớ rằng liều hạ sốt giảm đau là rất thấp (người lớn: 0,5 - 1g/ngày, trẻ em: 50mg/ngày) so với liều chống viêm trong điều trị viêm khớp (người lớn: 5 - 8g/ngày, trẻ em: 100mg/ngày). Riêng trong điều trị hay dự phòng các bệnh mạch vành (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), nhồi máu não thì liều lượng là từ 81mg - 325mg/ngày.

Một số phát hiện mới về aspirin

Làm giảm nguy cơ bị bệnh Alhzeiner:một nghiên cứu trên 5.000 bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên trong suốt 3 năm cho thấy: dùng 1 liều aspirin mỗi ngày, thì nguy cơ bị bệnh Alzheimer chỉ bằng 45% những người không bao giờ dùng.

Một số ứng dụng của aspirin trong sinh hoạt hàng ngày:

Giảm chai cứng chân:nghiền 5 - 6 viên aspirin thành bột, thêm 1/2 muỗng cà phê nước chanh và nước. Bôi hỗn hợp này lên khu vực chân bị chai, sau đó dùng khăn ấm quấn lại và bọc ngoài bằng một chiếc túi nylon. Sau ít nhất 10 phút mở ra, gỡ gói bột aspirin ra, da chân sẽ mềm hơn.

Làm giảm mụn nhọt, trứng cá:để hạn chế sưng tấy, nghiền 1 viên aspirin và pha chút nước đắp lên mụn. 5 phút sau, rửa sạch bằng xà phòng và nước. Nếu vẫn còn, làm lại một lần nữa.

Chữa vết cắn, đốt của côn trùng:để giảm đau, dùng 1 viên aspirin chà sát lên chỗ cắn. Nếu sau khi ong đốt mà bị khó thở ,đau bụng, buồn nôn thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.

Làm sạch gàu:nghiền 2 viên aspirin thành bột mịn, bổ sung vào dầu gội xoa lên đầu. 4 phút sau, gội sạch bằng dầu thông thường sẽ sạch gàu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!