Hé lộ 2 kịch bản bùng phát COVID-19 tại Anh và lý do chính quyền 'đảo ngoặt' thái độ

Thời sự - 05/17/2024

Các nhà khoa học Anh đưa ra các kịch bản về diễn biến của dịch COVID-19 phù hợp với các gói chính sách khác nhau của chính phủ.

Tờ The Guardian đăng tải, chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Boris Johnson và các cố vấn tuyên bố, bất kỳ ai có triệu chứng cảm cúm nên ở nhà trong một tuần, còn không hãy vẫn sống như bình thường, chính quyền Anh lại bất ngờ đưa ra một loạt các hành động có ảnh hưởng lớn tới di chuyển và sinh hoạt của người dân.

Những thay đổi đến từ các dữ liệu mới về ảnh hưởng của dịch bệnh đang mất kiểm soát lên hệ thống y tế của Italy. Giáo sư Neil Ferguson tại Trung tâm Dịch bệnh Lây lan Toàn cầu tại Đại học Imperial London và các đồng nghiệp nhận ra chiến lược giảm nhẹ - hay còn gọi là kịch bản 1 – mà chính phủ Anh từng công bố, sẽ dẫn tới khả năng 260.000 người tử vong. Những người chết không chỉ vì COVID-19 mà còn cả các bệnh khác do hệ thống y tế quốc gia (NHS) bị quá tải.

Hé lộ 2 kịch bản bùng phát COVID-19 tại Anh và lý do chính quyền 'đảo ngoặt' thái độ

Tây Ban Nha đã áp dụng phong tỏa, theo đó người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết (ảnh: AFP)

Các nhà khoa học nhìn vào tất cả những sự can thiệp có thể giúp giảm con số lây nhiễm và tử vong. Theo đó, có 5 biện pháp chủ yếu là: (1) cách ly người bị ho và sốt tại nhà trong 7 ngày; (2) cách ly các gia đình có người thể hiện triệu chứng trong vòng 14 ngày để những người có khả năng lây nhiễm có đủ thời gian phát triệu chứng; (3) giữ khoảng cách giao tiếp bao gồm giảm các tiếp xúc thông thường giữa người với người tại nhà riêng, trường học hoặc nơi làm việc – theo tỷ lệ ¾; (4) giữ khoảng cách giao tiếp đối với những người trên 70 tuổi bằng cách yêu cầu họ ở tại nhà; và (5) đóng cửa các trường học và đại học.

Tuần trước, chiến lược giảm nhẹ tập trung vào việc đề nghị những người có triệu chứng lây nhiễm ở nhà trong 7 ngày, và tiếp đó là yêu cầu người trên 70 tuổi không ra ngoài. Mặc dù gói biện pháp này có thể giúp giảm 2/3 nhu cầu chăm sóc y tế trong đỉnh dịch và giảm số người tử vong xuống còn một nửa, nhưng theo các nhà khoa học, 'kết quả cuối cùng vẫn có khoảng 260.000 người thiệt mạng và hệ thống y tế bị quá tải (đặc biệt là đơn vị chăm sóc đặc biệt)'.

Kịch bản 2 được gọi là ngăn chặn với các biện pháp quyết liệt hơn ngoại trừ đóng cửa trường học và đại học. Ông Ferguson và đồng nghiệp là giáo sư Azra Ghani liên hệ kịch bản mới với các chính sách đã thành công kiềm chế dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với quốc gia châu Á, mọi thứ tại Anh đều là tự nguyện. Chính phủ cần có sự ủng hộ của người dân để thực thi các biện pháp mới.

Tin không vui là mặc dù giữ cho tỷ lệ tử vong ở dưới 20.000 người hoặc thậm chí là chỉ vài nghìn, nhưng kịch bản 2 có thể sẽ phải triển khai kéo dài tới tận tháng 7 hoặc tháng 8 – và thậm chí ngay cả khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ, bệnh dịch vẫn có khả năng tái phát. Virus sẽ không biến mất và có thể xuất hiện một lần nữa. Chỉ có một số lượng nhỏ dân số bị lây nhiễm, hồi phục và trở nên miễn dịch.

Trước đó, chính phủ Anh hy vọng có thể dựa vào khả năng một phần lớn dân số (khoảng 60%) bị nhiễm COVID-19, khỏi bệnh và trở nên nhiễm dịch – theo mô hình miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, chiến lược này đã vấp phải sự phản đối của phần lớn chuyên gia. Miễn dịch cộng đồng thường chỉ được thực hiện khi đã sẵn có vaccine, trong khi cho tới hiện tại, các nhà khoa học toàn cầu vẫn đang phải chạy đua với thời gian để có thể tìm ra loại vaccine chống lại COVID-19.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!