Hóa chất phát nổ: Vì đâu?

Cần biết - 05/05/2024

Dưới đây là những phân tích của chuyên gia về nguyên nhân và hậu quả của hóa chất phát nổ với sức khỏe con người.

Sản xuất công nghiệp thường chứa các hóa chấtnguy hiểm, trong đó có nhiều chất khí dễ cháy. Sự hiện diện của hóa chất dễ cháy nổ cùng với sự bất cẩn, thiếu các quy định về an toàn là nững nguyên nhân gây ra những hỏa hoạn, cháy nổ nghiêm trọngmà hậu quả của nó thật khó lường.

Nổ do hóa chất có thể là phân hủy hoặc phản ứng kết hợp. Phản ứng phân hủy xảy ra đối với vật liệu nổ như trinitrotoluene (TNT) và nitroglycerine. Các phân tử của các chất nổ này có chứa oxy. Khi các phân tử được phân hủy, các sản phẩm tạo ra là các chất khí dễ cháy, các chất khí này được sản xuất ở nhiệt độ cao. Thể tích của chất khí lớn hơn nhiều so với khối lượng của chất nổ, tạo ra áp suất cao ở vùng phản ứng. Việc mở rộng nhanh chóng của thể tích chất khí tạo thành sóng xung kích và tạo nên hiệu ứng nổ. Ngay cả một số Hydrocarbon mà không có oxy trong phân tử của nó chẳng hạn như axetylen, cũng có thể phát nổ khi bị phân hủy.Phản ứng phân hủy thường xảy ra nhanh hơn và mạnh hơn so với các phản ứng kết hợp.Ứng dụng của các phản ứng này thường được sử dụng trong chiến tranh do sức công phá và hủy diệt mạnh của chúng.

Phản ứng kết hợp xảy ra khi hai hoặc nhiều thành phần hóa học phản ứng với nhau tạo thành những chất khí ở nhiệt độ cao. Các hóa chất nổ do phản ứng kết hợp thường thấy như muối amoni nitrat (có nhiều ứng dụng, trong dân sinh thường được sử dụng trong chế biến phân đạm), thuốc nổ (bao gồm các hợp chất như nitrat kali, lưu huỳnh…), hóa chất sử dụng trong sản xuất pháo hoa. Thiệt hại gây ra bởi một vụ nổ phụ thuộc một phần vào tốc độ của phản ứng nổ xảy ra.

Hóa chất phát nổ: Vì đâu?

Nổ là kết quả của chuỗi phản ứng hóa học với các điều kiện bên ngoài (ảnh minh họa)

Nguyên nhân

Các sự cố cháy nổ thường gặp là nổ do hóa chất dễ cháy trong công nghiệp, nổ bình khí đốt (nổ gas) trong dân cư, nổ đường dẫn khí như nồi hơi, đường dẫn trong các nhà máy lọc dầu, nổ do khí đốt tự nhiên như nổ khí metan trong khai thác than đá, nổ các thùng nguyên liệu là các chất dễ cháy...

Các chất lỏng dễ cháy như xăng dầu và các dung môi dễ bay hơi trong các sản phẩm công nghiệp (ví dụ như sơn, mực in, chất kết dính và các chất lỏng làm sạch) có thể bắt cháy hoặc phát nổ trong một điều kiện nhất định nhất là khi có sự bất cẩn, hoặc mất an toàn trong sản xuất.

Các nguyên nhân gây nên cháy nổ đa phần do lỗi của con người, bao gồm:

+ Lỗi đường dây điện, phát tia lửa điện

+ Lỗi của thiết bị điện tử làm chập cháy mạch điện

+ Lỗi của thiết bị máy móc làm tăng ma sát và phát sinh tia lửa

+ Các hóa chất , các chất khí dễ bắt lửa bảo quản, sử dụng không đúng quy trình, quy định về an toàn.

+ Lỗi mất an toàn như hút thuốc lá tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao.

Những ảnh hưởng với sức khỏe con người

Sự ảnh hưởng trực tiếp của vụ nổ đối với tính mạng con người bao gồm:

+ Hít phải khói nóng, hơi khí độc có thể gây nên bỏng đường hô hấp, ngạt, hoặc ngộ độc cấp tính khí CO (Cacbon monoxit). Các hóa chất trong khói thông thường nhất là carbon monoxide, oxit nitơ và lưu huỳnh,  khói và các chất khí gây kích ứng niêm mạc mắt, và niêm mạc đường hô hấp, xuất hiện các triệu chứng khó thở, kích thích, nặng hơn thì li bì, hôn mê. Khi hít phải khói làm giảm làm giảm cung cấp oxy cho não và có thể gây nên ngạt và bất tỉnh. Nếu được đưa ra khỏi khu vực cháy nổ kịp thời thì đa số sẽ dần hổi phục mà không có biến chứng.

Hóa chất phát nổ: Vì đâu?

Hiện trường một vụ nổ

+ Tổn thương do nhiệt thường gặp các các nơi trên cơ thể và cả ở đường hô hấp trên với các triệu chứngban đỏ, loét và phù nề niêm mạc. Thở rít, khó thở và suy hô hấp là các triệu chứng muộn, thường phát triển vài giờ sau khi chấn thương.

+ Chấn thương và bỏng gây nên bởi sức ép và sức nóng của vụ nổ, chấn thương do mảnh vỡ xảy ra trong vụ nổ : Chấn thương rất đa dạng, có thể gây nên đa chấn thương và tổn thương nội tạng do sức ép mặc dù có thể không quan sát thấy các tổn thương bên ngoài, sức ép do tổn thương sóng nổ có thể gây nên vỡ tạng đặc hoặc tạng rỗng trong cơ thể và là nguyên nhân gây nên mất máu, trụy tim mạch và tử vong.

Phòng chống

+ Điều quan trọng là hiểu và nhận biết được những nguy cơ hỏa hoạn để phòng tránh. Trong trường hợp cháy, nổ, không chỉ gây thương tích do bỏng mà còn có thể đốt cháy các hợp chất không ổn định hoặc dễ cháy và tạo ra vụ nổ thảm khốc.

+ Thường xuyên kiểm tra các hệ thống an toàn, các thiết bị sử dụng điện tại nhà và nơi làm việc đảm bảo không có sự cố phát tia lửa điện, các thiết bị điện phải được nối đất.

+ Các hóa chất dễ cháy để cách xa với nguồn nhiệt, các bình khí sử dụng trong công nghiệp phải có cảnh báo an toàn phòng chống cháy nổ, các biển cảnh báo được bố trí dễ thấy.

+ Tại các cơ sở sản xuất, các hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động phải được khai báo, được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng.

Hóa chất phát nổ: Vì đâu?

Những vụ nổ thường gây thiệt hại lớn về người và của

+ Không hút thuốc lá hoặc mang vật có thể phát lửa (bao diêm, bật lửa…) tại các vị trí có để hóa chất hoặc nguyên liệu dễ cháy nổ

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống thiết bị, máy móc, kiểm tra hệ thống điện, hệ thống dẫn khí, khu vực để hóa chất, kịp thời phát hiện những yếu tố mất an toàn và có biện pháp xử trí, phòng ngừa.

+ Thực hiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Chấp hành các quy định về an toàn sản xuất và an toàn trong sử dụng hóa chất. Các hóa chất phải có nhãn dán rõ ràng, có hướng dẫn sử dụng phù hợp và cảnh báo nguy cơ mất an toàn như cháy nổ (nếu có).

>>Xem thêm: Nhìn lại 4 vụ nổ lớn kinh hoàng tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm: Thủ thuật hạn chế hao pin trên iPhone, iPad


Ảnh minh họa: Internet

Quang Thanh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!