Hội chứng ngoại tháp: Bệnh có thể xuất hiện ở người trẻ tuổiĐây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Bí quyết sống khỏe - 04/25/2024

Những người trẻ tuổi thường bỏ qua các triệu chứng nhỏ như run nhẹ đầu ngón tay hay run chân vì cho rằng đó là do cơ thể bị suy nhược. Thật ra, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải hội chứng ngoại tháp.

Những người trẻ tuổi thường bỏ qua các triệu chứng nhỏ như run nhẹ đầu ngón tay hay run chân vì cho rằng đó là do cơ thể bị suy nhược. Thật ra, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải hội chứng ngoại tháp.

Vậy hội chứng ngoại tháp là gì và cách chữa trị như thế nào? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hội chứng ngoại tháp là bệnh gì?

Hệ ngoại tháp là tập hợp một nhóm tế bào thần kinh nhân xám tại đáy não, cùng với tiểu não tác động lên các tế bào não vùng vận động để chi phối các cử động và điều hòa trương lực cơ của cơ thể. Vì vậy, bất kỳ nguyên nhân nào gây tổn thương hệ ngoại tháp đều dẫn đến các rối loạn vận động ở ngoại biên như tay chân run rẩy, cứng cơ, múa giật, đi lại chậm chạp…

Nguyên nhân gây hội chứng ngoại tháp

Phần lớn những người mắc chứng bệnh này đều do sự tổn thương hoặc thoái hóa các tế bào thần kinh ngoại tháp vì các bệnh lý sau:

• Rối loạn mạch máu:Điển hình là các tình trạng như não như xơ cứng động mạch, viêm mạch, xuất huyết não hay nhồi máu não.

• Di chứng sau chấn thương hoặc thiếu máu não: Di chứng sau chấn thương, phẫu thuật hoặc tình trạng thiếu máu não mạn tính trong bệnh tăng huyết áp lâu ngày, thoái hóa đốt sống cổ…

• Tác dụng phụ của thuốc:Một số loại thuốc chống loạn thần, thuốc chống nôn metoclopramide, thuốc kháng histamin có thể gây ra tác dụng phụ.

• Tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất:Các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, kim loại nặng (thủy ngân, chì, lithium..), rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson), nhiễm khuẩn não…

• Các bệnh lý thần kinh: Bệnh Huntington, tổn thương nhân dưới đồi thị, bệnh động kinh…

Để định hướng được phương pháp cũng như thuốc điều trị hội chứng ngoại tháp đúng cách, bạn cần hiểu rõ và biết cách phân loại các triệu chứng chính của hội chứng này.

Triệu chứng ngoại tháp là gì?

Các triệu chứng ngoại tháp gây ra do dopamin – một chất có vai trò điều khiển vận động của cơ thể bị ức chế hoạt động. Có 4 dạng biểu hiện chính đó là: triệu chứng Parkinson, rối loạn trương lực cơ, hội chứng ngồi không yên và rối loạn vận động muộn (chứng múa giật).

1. Triệu chứng Parkinson

Hội chứng ngoại tháp: Bệnh có thể xuất hiện ở người trẻ tuổiĐây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Run tay là dấu hiệu thường gặp nhất của triệu chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp.

Sở dĩ gọi là triệu chứng Parkinson bởi dạng này có những biểu hiện tương tự như bệnh Parkinson. Các biểu hiện thường bao gồm: run rẩy tay chân, co cứng cơ, chậm vận động, khó trở mình khi nằm, khó nhấc chân khi đi, khó chớp mắt, nói khó khăn, giảm biểu cảm khuôn mặt…

Bạn có thể tìm hiểu thêm: [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh Parkinson có chữa được không? 

2. Rối loạn trương lực cơ

Rối loạn trương lực cơ là tình trạng các cơ bắp co thắt hoặc vặn xoắn không tự chủ ở một vùng hay toàn bộ cơ thể khiến người bệnh khó chịu và đau đớn. Biểu hiện hay gặp nhất là co thắt cơ cổ khiến đầu bị xoay sang một bên hoặc kéo về phía trước, co thắt cơ tay khi viết chữ hay cầm nắm đồ vật, co cơ mi mắt làm mắt nháy liên tục. Người bệnh thậm chí có thể bị co thắt cơ hàm, cơ lưỡi dẫn đến nói chậm, chảy nước dãi, khó nhai và nuốt thức ăn.

3. Hội chứng ngồi không yên

Người bệnh cảm thấy bồn chồn, khó ngồi yên hoặc giữ yên cơ thể, tâm lý bị thôi thúc di chuyển nên họ thường đi loanh quanh, đung đưa, rung lắc hoặc bắt chéo chân liên tục.

Hội chứng này thường là do tác dụng phụ của các thuốc chống loạn thần như haloperidol, chlorpromazine, perphenazine,…

4. Rối loạn vận động muộn

Rối loạn vận động muộn (chứng múa giật) thường gây ra những cử động giật nhanh bất thường, xuất hiện một cách đột ngột ở môi, mặt, cổ, bàn tay, bàn chân. Những triệu chứng này có thể xuất hiện sau vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sử dụng thuốc an thần kinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về chứng rối loạn vận động muộn

Bị hội chứng ngoại tháp phải làm sao?

Một số người bệnh mới mắc hội chứng ngoại tháp có thể tự khỏi khi ngừng sử dụng thuốc chống loạn thần hoặc đổi sang loại thuốc khác ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, với phần lớn các trường hợp còn lại, việc chữa khỏi bệnh hoàn toàn là rất khó thực hiện. Để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả và lâu dài, bạn cần thực hiện đầy đủ các phương pháp dưới đây:

1. Tuân thủ dùng thuốc điều trị

Hội chứng ngoại tháp: Bệnh có thể xuất hiện ở người trẻ tuổiĐây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý.

Tùy vào từng nguyên nhân và triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp, có thể là thuốc kháng cholinergic, thuốc an thần, thuốc chẹn beta giao cảm, tiêm botox…

Khi sử dụng các loại thuốc này, bạn nên thận trọng với các tác dụng không mong muốn như khô miệng, táo bón, buồn ngủ và nguy cơ bị lệ thuộc thuốc. Vì thế, hãy cố gắng uống thuốc đúng liều và tái khám thường xuyên để bác sĩ kịp thời điều chỉnh liều lượng thuốc nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị.

2. Chủ động thay đổi thói quen sống

Hội chứng ngoại tháp: Bệnh có thể xuất hiện ở người trẻ tuổiĐây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Các hoạt động thể chất sẽ giúp cải thiện hội chứng ngoại tháp.

Thực hiện điều chỉnh trong lối sống hàng ngày cũng là một cách hữu hiệu để bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh lý.

• Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, omega – 3: Chế độ ăn có thể được bổ sung các chất này bằng rau lá xanh, trái cây nhiều màu sắc, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, quả óc chó…

• Tăng cường vận động thể chất: Các hoạt động vận động sẽ làm tăng sự linh hoạt, khéo léo của cơ bắp, giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng run tay chân, co thắt, xoắn vặn cơ do hội chứng ngoại tháp.

• Thư giãn tinh thần và nghỉ ngơi:Bạn sẽ giảm bớt lo âu, căng thẳng, ổn định tâm lý và ngăn ngừa sự tiến triển nặng dần của bệnh.

3. Giảm hội chứng ngoại tháp bằng thảo dược

Hội chứng ngoại tháp: Bệnh có thể xuất hiện ở người trẻ tuổiĐây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Một số loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị hội chứng ngoại tháp

Thiên ma và Câu Đằng vốn là hai thảo dược chủ đạo trong nhiều bài thuốc cổ phương trị chứng run giật. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Thiên ma, Câu đằng có vai trò tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng, bảo vệ và phục hồi các tế bào đã tổn thương.

Điều này lý giải vì sao khi kết hợp Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện (*) chiết xuất từ Thiên ma và Câu đằng, nhiều người bệnh nhận thấy tâm lý ổn định hơn, giảm run, giảm co cứng, cầm nắm và các cử động sinh hoạt hàng ngày khác chính xác hơn.

Là chủ của một tiệm đồ cổ tại Hà Nội, anh Trần Huy Sơn đã từng rất hoang mang khi thấy ngón tay run do hội chứng ngoại tháp. Anh cho biết: “Khi biết đến và bắt đầu sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện kết hợp chung với thuốc điều trị, các triệu chứng run của tôi nay đã cải thiện nhiều. Tuy bệnh vẫn còn nhưng tình trạng bệnh đã giảm được khoảng 80%, tần suất run ngày càng ít đi.”

Khi vừa được chẩn đoán mắc phải hội chứng ngoại tháp, bạn đừng nên quá lo lắng. Bạn hãy biến đó thành động lực để thực hiện các phương pháp cải thiện triệu chứng. Chỉ cần bạn kiên trì, cố gắng kết hợp sử dụng thuốc Đông y và Tây y, căn bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Những loại rối loạn vận động có thể bạn chưa biết
  • [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh Parkinson có chữa được không?
  • Triệu chứng ngoại tháp

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!