Số người Việt bị bệnh thoái hóa khớp hiện đã tăng khoảng 20% so với trước đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng một nguyên nhân quan trọng, đó là ngày càng nhiều người đi giày cao gót.
Số liệu của Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam cho thấy số người bị mắc thoái hóa khớp tại Việt Nam đã tăng 20% so với trước đây, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này nhưng một nguyên nhân quan trọng đó là ngày càng nhiều người đi giày cao gót.
PGS. Nguyễn Văn Thạch - Chủ tịch Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam cho biết, số người bị bệnh về cột sống điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây Nguyên nhân là nhiều người bị loãng xương hoặc vận động quá mức. Nhất là phụ nữ ngày nay, dù là giới văn phòng hay lao động tự do, cứ bước ra đường hay đến cơ quan là đi giày cao gót, thậm chí có người đi giày cao tận 10cm và đi liên tục trong nhiều giờ liền.
Đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân, nếu việc này kéo dài có thể làm bào mòn khớp gối và tổn thương sụn khớp, gây nên tình trạng viêm khớp. Giày cao cót tác động không nhỏ tới cuộc sống, ở trạng thái bình thường cột sông lưng sẽ được đứng thẳng, còn khi đi giày cao gót xương cột sống sẽ bị cong lệch.
Ngày nay với rất nhiều chị em phụ nữ, giày cao gót được coi là vật bất ly thân. Qua nhiều thế hệ, giày cao gót luôn là biểu tượng của sự nữ tính, của sự quyến rũ đầy mạnh mẽ. Nhưng ít người biết rằng, giày cao gót cũng chính là vật dụng tối cần thiết của các quý ông, các đấng mày râu thời xưa. Và đối với một người thì việc đi giày cao gót là một chuyện bất khả thi, chúng được thiết kế để làm cảnh là chủ yếu, chứ không phải để xỏ chân vào đi, đó cũng chính là mục đích ban đầu khi giày cao gót được tạo ra. Kỹ năng cưỡi ngựa thuần thục đầu tiên, quyết định cho các chiến binh trên ngựa ở Ba Tư ngày xưa (ngày nay là Iran) là đi giày cao gót. Khi để chân trên bàn đạp của ngựa, gót giày giúp họ giữ vững tư thế và bắn cung thật chuẩn xác.
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để khẳng định vị thể của cánh quý tộc châu Âu ngày xưa chính là ưa chuộng các loại quần áo gây càng nhiều bất tiện càng tốt. Khi nói đến nhà sưu tập giày nổi tiếng nhất lịch sử, không thể không nhắc đến nhà vua Louis XIV của Pháp, vị vua này chỉ cao 1m63 và với giày cao gót, ông đôn thêm được 10cm. Xu hương thời trang này nhanh chóng lan sang các nước láng giềng, bất chấp chiều cao và độ tuổi. Đến cuối thể kỷ 18, phong trào đàn ông từ bỏ trang sức và vật dụng diêm dúa đã được khởi động tại Anh, và giày cao gót được chuyển thành đặc trưng dành riêng cho nữ giới.
Nhà vua Louis XIV, người khởi xướng xu hướng thời trang giày cao gót.
Chữa thoái hóa khớp tại trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông Y Việt Nam
Chữa đau khớp gối bằng bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh
1
Trị bệnh khớp với cây điền thất bạn đã biết hay chưa?
Các bài thuốc chữa gai cột sống cực hay cho người già
Những lưu ý để chọn giày cho mẹ khi mang thai an toàn
Một nghiên cứu gần đây cho biết chiều cao gót giày của phụ nữ có ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của nam giới đối với cô ấy. Đối với phát hiện thú vị này cho thấy, tính ga-lăng của phái mạnh tỷ lệ thuận với chiều cao gót giày của người phụ nữ mà anh ta gặp gỡ. Như vậy chị em muốn có được sự giúp đỡ của đấng mày râu thì chỉ cần đi giày cao gót là được. Thực tế, người ta thường thấy đàn ông trong quán bar bắt chuyện với phụ nữ đi giày cao gót nhanh hơn so với những phụ nữ đi giày bệt. Nguyên nhân có lẽ là do hình ảnh của những phụ nữ quyến rũ ở trên các phương tiện truyền thông luôn gắn với hình ảnh đôi giày cao gót đi cùng.
Theo Infonet
Xem thêm:
- Đi giày cao gót đẹp dáng nhưng hại chân
- Ngồi nhiều, mang giày cao gót khiến chị em khó lên đỉnh khi quan hệ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!