Trước giờ bạn hay nghe đến cụm từ “suy tim” và chỉ nghĩ người lớn tuổi mới bị? Không hẳn nhé bạn! Bệnh không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà những người thừa cân – béo phì, người từng bị nhồi máu cơ tim, đau tim hay trẻ nhỏ bị dị tật tim bẩm sinh cũng dễ mắc.
Chị Thanh Nhàn (Q. 9, TP. HCM) chia sẻ ba chị mới được chẩn đoán bị suy tim. Từ đó đến giờ, ông rất buồn và suy sụp vì nghĩ rằng mắc căn bệnh này chỉ có gặp tử thần chứ không điều trị được. Không khí trong gia đình chị trở nên u ám mấy ngày nay. Vì thương và muốn giúp ba nên chị đã lên mạng để tìm hiểu về căn bệnh này, song có rất nhiều thông tin về suy tim nên chị không biết tin vào đâu.
Chị đã gửi câu hỏi về Hello Bacsi để mong được giải đáp: Có phải mắc bệnh suy tim là sẽ chết? Có cách nào để kéo dài tuổi thọ cho ba tôi không? Hiểu được nỗi lòng của chị, Hello Bacsi muốn chia sẻ với chị Thanh Nhàn cùng những bạn đọc khác những cách để có thể sống chung với bệnh và xóa tan đi những nỗi lo không cần thiết.
Tại sao bạn lại bị suy tim?
Suy tim thường là kết quả của tình trạng tim bị tổn thương và suy yếu, là bệnh xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả đề duy trì dòng máu đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây suy tim phổ biến nhất. Huyết áp cao cũng khiến tim phải hoạt động nhiều hơn nên dẫn đến suy tim.
Bên cạnh đó, các bệnh lý về tim mạch như van tim bất thường, bệnh cơ tim, viêm cơ tim, khuyết tật tim bẩm sinh hay những bệnh như đái tháo đường, HIV, cường giáp, suy giáp, thừa sắt và thoái hóa tinh bột cũng có thể dẫn đến nguy cơ suy tim.
Người béo phì cũng có nguy cơ cao. Vì sao? Béo phì có thể dẫn đến cao huyết áp, đái tháo đường… nên làm tăng khả năng dẫn đến suy tim hơn so với người bình thường. Đồng thời, các tác nhân như rượu, ma túy và thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến căn bệnh này.
Căn bệnh này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thế nào?
Ngoài khả năng dẫn đến đột tử, căn bệnh này còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đó là bệnh nhân suy tim thường cảm thấy khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống, mệt mỏi, sưng (phù) ở chân, mắt cá chân, bàn chân, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, ho dai dẳng hoặc thở khò khè, có đờm màu trắng hoặc hồng.
Ngoài ra, người bệnh thường đi tiểu vào ban đêm, ứ dụng khoang bụng, không có cảm giác thèm ăn và buồn nôn, khó tập trung hoặc kém tỉnh táo, thở dốc đột ngột và đau ngực.
Với những triệu chứng ở trên, người bị suy tim không thể sống vui vẻ, hoạt động thể chất hoặc làm việc bình thường được. Do đó, họ luôn cần giải pháp để có thể sống chung với bệnh dễ dàng hơn.
Bạn có thể làm gì để sống chung với bệnh suy tim?
Chẳng có thuốc tiên nào có thể giúp một bệnh nhân suy tim có một trái tim khỏe mạnh 100% như chưa hề bị bệnh, song có rất nhiều cách giúp bạn vẫn có thể vui sống cùng căn bệnh. Đó là bạn cần điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân, bởi suy tim không tự sinh ra mà là hậu quả của các bệnh tim mạch khác. Lúc mới bắt đầu, bác sĩ có đề nghị bạn thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc. Nếu tình hình chuyển biến xấu hơn, bác sĩ có thể chỉ định một phương pháp khác, chẳng hạn như phẫu thuật.
Dưới đây là các gợi ý cho bạn:
1. Thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng suy tim và ngăn ngừa bệnh trở nên xấu đi. Việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn.
Vậy bạn cần thay đổi gì? Hãy ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt bạn nhé. Đồng thời đừng quên bổ sung các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít chất béo và hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa cũng như ăn ít muối.
Bên cạnh đó, bạn nên bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu vì những chất này có thể tương tác với thuốc, làm suy yếu cơ tim và khiến nhịp tim bất thường đấy. Tập thể dục thường xuyên, hạn chế lo lắng và căng thẳng sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.
2. Phẫu thuật
Trong một số trường hợp, bệnh suy tim sẽ cần tiến hành phẫu thuật. Đó là trường hợp nào?
- Nếu suy tim là do động mạch vành bị tắc, bạn cần phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
- Nếu van tim có vấn đề, bạn cần thay van tim hoặc sửa van tim.
- Trong trường hợp tim có các vấn đề bất thường, thiết bị khử rung tim cấy ghép (ICD) được cấy vào ngực để điều hòa nhịp tim.
- Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD) được cấy vào bụng hoặc ngực, giúp bơm máu từ tâm thất đến các bộ phận còn lại của cơ thể.
3. Bổ sung thực phẩm chức năng
Bạn có biết suy tim là tình trạng rất phổ biến ở các nước phát triển và đang lan nhanh trên toàn thế giới? Mỗi năm, số lượng người chết do suy tim cũng tăng cao, nhiều hơn cả bệnh ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và HIV/AIDS cộng lại đấy bạn.
Song, vẫn có những người có thể cải thiện tình trạng bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao khi kết hợp với giải pháp hỗ trợ từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tpbvsk) dành cho người bị tim mạch.
Vậy trên thị trường với vô vàn thực phẩm chức năng thì bạn nên chọn loại nào để an toàn và đảm bảo bệnh sẽ được hỗ trợ hiệu quả? Một gợi ý cho bạn là Ích Tâm Khang. Tpbvsk Ích Tâm Khang đã được nghiên cứu lâm sàng và được công bố trên tạp chí quốc tế Lifescience Global là giúp hỗ trợ cải thiện đáng kể các triệu chứng suy tim.
Nghiên cứu được thực hiện với 60 bệnh nhân trong độ tuổi từ 45 – 78 bị chẩn đoán suy tim và điều trị theo phác đồ kinh điển trong 4 tuần. Họ được chia thành 2 nhóm: nhóm đầu tiên có 30 bệnh nhân suy tim được sử dụng thêm Tpbvsk Ích Tâm Khang với liều lượng 4 viên/ngày và nhóm thứ hai không dùng thêm sản phẩm này.
Sau 3 tháng điều trị, nhóm có dùng thêm Tpbvsk Ích Tâm Khang có các triệu chứng suy tim như ho, phù, khó thở, mệt mỏi đã giảm đáng kể. Bên cạnh đó, cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) cũng giảm, huyết áp và nhịp tim cũng được cải thiện. Trong 3 tháng, không có bệnh nhân nào phải nhập viện vì suy tim tiến triển.
Hy vọng rằng những thông tin do Hello Bacsi cung cấp sẽ giúp chị Thanh Nhàn cũng như các bệnh nhân đang bị suy tim lựa chọn được cách điều trị cũng như hỗ trợ hiệu quả. Bởi khi lựa chọn đúng phương pháp điều trị, người bệnh sẽ trở nên vui khỏe và có thể sống lâu hơn bên người thân.
Muốn tìm hiểu thêm thông tin, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Suy tim ở người cao tuổi
- Suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị bệnh
- Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật suy tim
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!