Hy vọng mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Sức khỏe sinh sản - 11/24/2024

Xác định chất lượng phôi thai cấy vào tử cung có thể tăng tỉ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm lên đến 50%.

Xác định chất lượng phôi thai được cấy vào tử cung có thể tăng tỉ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm lên đến 50%.

Các nhà khoa học về sinh sản đã tìm ra cách thức mới để xác định chất lượng phôi thai được cấy vào tử cung nhằm tăng tỉ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm lên đến 50%.

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công. 

Hy vọng mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Ảnh minh họa

Mỗi năm ở Anh, ở Anh có khoảng 60.000 trường hợp điều trị thụ tinh trong ống nghiệm nhưng nhiều cặp vợ chồng vẫn không có con, thường là do phôi thai không cấy được trong bụng mẹ. Điều này có thể xảy ra do các phôi được mang khuyết tật di truyền, hoặc thậm chí ngay cả khi phôi thai khỏe mạnh cũng khó phát triển.

Người ta cho rằng phát hiện mới có thể giải thích xung quanh thất bại của việc cấy ghép phôi thai bằng cách thụ tinh nhân tạo.

Nhà nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Elpida Fragouli, thuộc Đại học Oxford cùng một nhóm chuyên gia khoa học về sinh sản cho biết, phát hiện này có thể tạo một ‘dấu ấn sinh học độc lập mới của khả năng phôi thai’, giúp các bác sĩ để lựa chọn phôi có nhiều khả năng phát triển thành thai nhi để cấy ghép. Cô cho biết hầu hết các bệnh viện thực hiện thụ tinh nhân tạo có tỉ lệ thành công từ 20-30% sau khi điều trị. 

Con số này có thể tăng lên đến 40% sau khi cấy sàng lọc di truyền của trứng hoặc phôi thai bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân chính gây sẩy thai và dị tật ở thai nhi như hội chứng Down. 

Cô nói: ‘Một số phòng khám ở Anh và Tây Ban Nha đã được sử dụng kỹ thuật này miễn phí là một phần của việc khám bệnh để có dữ liệu cho việc phát triển nghiên cứu’. 

Nghiên cứu về kỹ thuật này vẫn chưa được công bố trong một tạp chí khoa học nào nhưng đã được trình bày lần đầu tiên tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội châu Âu về Nhân Sinh sản và Phôi (ESHRE) tại Munich (Đức).

Nhóm điều tra của Đại học Oxford đã xem số lượng ti thể DNA được tìm thấy trong phôi giai đoạn đầu phân tích trong phòng thí nghiệm có ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội phát triển thai nhi sau khi chuyển vào tử cung. 

Ti thể DNA (mtDNA) là vật liệu di truyền được tìm thấy trong các tế bào, hoặc ti thể từ cơ thể người phụ nữ. 

Nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia quốc tế do Tiến sĩ Fragouli tiến hành sinh thiết từ 392 phôi ở giai đoạn năm ngày phát triển khi nồng độ mtDNA bắt đầu tăng. Họ cũng xem xét 87 phụ nữ tuổi từ khoảng 38 được cấy ghép phôi thai. Kết quả là 44 người mang thai và 43 người không mang thai.

Kết quả cho thấy mức độ cao của mtDNA xuất hiện trong những phôi mang khuyết tật di truyền và ở những phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 40. 

Nhóm nghiên cứu tìm thấy những phôi khỏe mạnh có khả năng cấy trong tử cung có xu hướng mang ít ti thể mtDNA hơn những người không thể thụ thai. Quan trọng nhất, họ có thể thiết lập một ngưỡng mtDNA làm ranh giới giữa khả năng thụ thai thành công và không thành công. Trong đó, 30% số phôi khỏe mạnh nhưng không phát triển thành thai nhi có số lượng mtDNA vượt ngưỡng này, trong khi 100% phôi khỏe mạnh phát triển thai nhi có mức độ dưới ngưỡng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!