Khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh tại TPHCM

Thời sự - 11/24/2024

Sáng nay (1-12), tại địa chỉ số 374 Nguyễn Sơn, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh diễn ra lễ khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh, do nhà sưu tập Nguyễn Tấn Việt xây dựng và làm Giám đốc Bảo tàng.

Tham dự buổi khai trương có ông Phạm Định Phong, Phó cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM; bà Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa TPHCM; bà Lê Thị Hồng Vân, chuyên gia về sâm Ngọc Linh, giảng viên bộ môn Dược liệu Đại học Y Dược TPHCM, cùng đông đảo đại biểu, các nhà nghiên cứu, sưu tầm về sâm Ngọc Linh.

Khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh tại TPHCM

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM trao quyết định thành lập Bảo tàng Sâm Ngọc Linh cho ông Nguyễn Tấn Việt

Khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh tại TPHCM

Các đại biểu cắt băng khai trương Bảo tàng

Khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh tại TPHCM

Ông Nguyễn Tấn Việt tặng hoa cám ơn các đại biểu, quan khách

Bảo tàng Sâm Ngọc Linh sẽ là nơi bảo tồn, trưng bày, quảng bá các hiện vật sâm Ngọc Linh - một sản phẩm rất quý của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gọi là 'Sâm Quốc Bảo'.

Bảo tàng cũng sẽ là điểm tham quan, du lịch độc đáo ở TP.Hồ Chí Minh, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, du khách trong và ngoài nước tìm hiểu về một loại thực vật, đồng thời cũng là một loại dược liệu quý hiếm có giá trị đặc biệt của Việt Nam.

Bảo tàng còn là cơ sở đáng tin cậy phục vụ thiết thực cho nhu cầu nghiên cứu về sâm Ngọc Linh.

Hiện bảo tàng trưng bày trên 400 hiện vật với 6 chủ đề: Lịch sử phát hiện và giá trị của sâm Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên, cổ sâm Ngọc Linh, sâm trồng, sâm tam thất và các loại củ mang tên 'sâm'.

Khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh tại TPHCM

Các đại biểu tham dự lễ khai trương

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tấn Việt, Giám đốc Bảo tàng chia sẻ, cách đây gần 15 năm, ông bắt đầu nghiên cứu và sưu tầm sâm Ngọc Linh. Lúc đó, ông chỉ mới biết đến giá trị khoa học, giá trị nhân văn của sâm Ngọc Linh bởi đó là loại sản phẩm có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng và sức bền, chống stress, kéo dài tuổi thọ cho con người, và biết đến giá trị kinh tế của dược liệu trên. Nhưng dần về sau, ông đã nhận ra rằng, sâm Ngọc Linh còn có 2 giá trị rất đáng trân trọng nữa, đó là giá trị lịch sử và giá trị văn hóa.

Khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh tại TPHCM

Ông Nguyễn Tấn Việt phát biểu tại lễ khai trương

'Sâm Ngọc Linh có giá trị lịch sử, bởi vì những hiện vật - những di sản còn lại của loại sâm này chính là những bằng chứng sống động nhất, thể hiện tinh thần sáng tạo và tinh thần vượt khó của các cấp lãnh đạo, cũng như của các nhà khoa học thuộc ngành Dược học Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, thông qua việc chủ động tổ chức tìm tòi, nghiên cứu để phát hiện ra sâm Ngọc Linh - một loại dược liệu vô cùng quý giá.

Xét từ góc độ văn hóa, sâm Ngọc Linh, ngoài tư cách là một loại dược liệu cổ truyền, nó còn liên quan đến một loại hình trong khái niệm 'Di sản văn hóa phi vật thể' của Việt Nam – đó là 'Tri thức văn hóa dân gian', trong đó bao gồm tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực... Chính những bài thuốc cùng với kỹ thuật và bí quyết tạo ra những bài thuốc đó cũng như các phương cách chữa bệnh bằng sâm Ngọc Linh là những tri thức về y, dược học cổ truyền', ông Việt nhấn mạnh.

Khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh tại TPHCM

Khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh tại TPHCM

Khai trương Bảo tàng Sâm Ngọc Linh tại TPHCM

Ông Nguyễn Tấn Việt hướng dẫn, thuyết minh cho quan khách về Bảo tàng cũng như các hiện vật, tác dụng của sâm Ngọc Linh

Với nhiều mặt giá trị như trên, theo ông Việt, việc bảo tồn, phát huy, phát triển và quảng bá các di sản sâm Ngọc Linh là rất cần thiết. Và để thực hiện công việc đó một cách có hiệu quả nhất chỉ có thông qua hoạt động bảo tàng. Đó cũng là lý do dẫn đến việc ông quyết định thành lập Bảo tàng Sâm Ngọc Linh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!