Sự thật về tình dược của nữ hoàng 'béo, lùn' trong lịch sự Ai Cập cổ đại
Vị nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập cổ đại có tên đầy đủ là Cleopatra VII Philopator. Bà thường được gọi đơn giản là Cleopatra. Dù nhiều Nữ hoàng Ai Cập khác cũng có tên này song tất cả hầu như đã bị quên lãng. Nữ hoàng Cleopatra lên nắm quyền khi bà mới 17 tuổi và cai trị Ai Cập cổ đại từ năm 51 - 30 Trước Công nguyên, trước khi Chúa Kitô ra đời.
Trái ngược với giai thoại mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành mà người ta hay đồn đại Cleopatra là một nữ hoàng có nhan sắc vô cùng tầm thường. Tờ Time của Anh từng đăng tải thông tin nữ hoàng Ai Cập Cleopatra chỉ là một cô gái xấu xí, vừa béo vừa lùn: Cleopatra chỉ cao chưa đến 1,6m, thân hình hơi béo, cổ đầy ngấn thịt, răng cũng không được đẹp và khỏe mạnh.
Tạo hình nữ hoàng Cleopatra trên phim
Thông tin này đã làm dấy lên những phản đối từ Ai Cập. Cho đến nay, người ta mới chỉ tìm thấy bằng chứng duy nhất về nhan sắc của Cleopatra là đồng tiền xu La Mã có khắc hình bà. Theo như bức chân dung trên mặt đồng xu, Cleopatra có dung nhan khá thô: cổ to, mũi khoằm, tai dài và cằm nhô. Cũng giống như đa số phụ nữ thời đó, Cleopatra chỉ cao dưới 1,6m, thậm chí chỉ khoảng 1,5m.
Sự thật nữ hoàng xinh đẹp hay xấu xí chưa có lời giải đáp cuối cùng. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu bà không xinh đẹp thì tại sao bà có thể chinh phục được trái tim của hai vị tướng quyền lực nhất thời bấy giờ? Vậy còn nguyên nhân nào khác?
Trong cuốn sách về cuộc đời của Cleopatra, sử gia Plutarch viết: 'Lời nói của Cleopatra chứa đựng một sức mê hoặc khó diễn tả. Tài ăn nói, tính cách của bà thể hiện qua từng hành động. Giọng nói của bà thật ngọt ngào...'.
Theo tài liệu còn lưu lại tại các thư viện lớn của Ai Cập, Hoàng đế Caesar say đắm Cleopatra bởi bà là một nữ thiên tài hiếm có vào thời Ai Cập cổ. Nữ hoàng có thể nói 9 thứ tiếng và cực kỳ thông minh. Bà được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm.
Từng gặp Cleopatra và mê đắm nữ hoàng Ai Cập ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng Antony chỉ còn biết ngậm ngùi tiếc nuối khi Cleopatra sánh bước cùng vị thủ lĩnh của mình là Hoàng đế Caesar. Khi Caesar qua đời, Antony đã chớp lấy thời cơ để có được người đẹp. Antony đã thực sự đắm chìm trong hạnh phúc khi được sống cạnh người tình.
Với sự sắc sảo của mình cùng những bí thuật quyến rũ đàn ông, Cleopatra không chỉ khiến trái tim của Antony chới với mà còn điều khiển ông nghe theo mọi lời khuyên và yêu cầu của bà.
Cleopatra được mệnh danh là bậc thầy trong việc sử dụng hương thơm. Và cũng không hề ngoa khi nói rằng bà là một 'quả bom sex' quyến rũ nhất mọi thời đại.
Theo một số ghi chép, nữ hoàng Cleopatra đã quyến rũ đàn ông bằng những loại tinh dầu tự chế. Bằng sự am hiểu tâm sinh lý của con người một cách thuần thục, Cleopatra đã biết tới sức mạnh của hương thơm trong đời sống tình ái. Từ việc thông thạo các ngoại ngữ, bà có thể dễ dàng đọc sách, tìm tòi và chế tạo ra những loại nước hoa có hương thơm đặc biệt làm mê đắm đàn ông, khiến họ mất hết lý trí và nghe theo mọi yêu cầu của Cleopatra.
Ít ai biết rằng, nước hoa của Cleopatra có sức quyến rũ kỳ lạ. Khi Cleopatra lần đầu xuất hiện trước mặt Caesar từ trong tấm thảm, chính mùi hương tỏa ra từ cơ thể bà đã khiến vị hoàng đế ngất ngây và thích thú.
Nữ hoàng rất chú trọng việc chăm sóc thân thể
Ngoài ra, để tăng thêm độ quyến rũ, Cleopatra còn dùng xạ hương để bôi vào lông mày, dùng nước hoa bôi vào môi kích thích khứu giác của đàn ông. Một số sử sách cho biết, nhiều đàn ông Ai Cập và La Mã đã bị treo cổ vì không kiềm chế nổi bản thân, dám xông tới kiệu rước Cleopatra để thỏa nỗi nhớ nhung người đẹp.
Giáo sư Mary Lefkowitz thuộc trường Đại học Wellesley cho rằng: 'Trên thực tế, đàn ông vẫn bị Cleopatra mê hoặc, mặc dù họ có e sợ quyền uy của bà'.
Nói về nghệ thuật phòng the của Cleopatra, sẽ là thiếu sót nếu không kể đến gu thời trang gợi cảm. Dù sống trong thời cổ đại với nhiều quy định khá khắt khe về trang phục nữ giới, nhưng Cleopatra vẫn 'lách luật' với những bộ đồ đường cắt táo bạo, khoe được những 'điểm uốn' gợi tình nhất trên cơ thể người phụ nữ.
Thêm vào đó là cách chăm sóc da. Giữa cái nóng khủng khiếp của Ai Cập, Cleopatra gìn giữ làn da của mình vô cùng cẩn thận. Một trong những bí quyết làm đẹp mà Cleopatra đã sử dụng là dùng sữa và mật ong để tắm. Theo sử sách còn ghi, Cleopatra thường dùng sữa lừa non trộn với mật ong tươi và dầu hạnh nhân. Nghe đồn, mỗi khi đi xa kinh thành, Cleopatra còn mang theo vài con lừa để vắt sữa dùng cho bà tắm hàng ngày.
Ngoài ra nữ hoàng cũng hay tắm trong dung dịch pha tinh dầu chiết xuất từ hoa hồng, kết hợp với sữa tươi. Thậm chí, bà còn dùng đất sét để dưỡng ẩm cho da mặt và sử dụng một loạt xà phòng tự nhiên để chăm sóc tóc, tay.
Nữ hoàng hoang dâm số 1 lịch sử Trung Hoa
Võ Tắc Thiên không chỉ khét tiếng là người phụ nữ tham vọng ngút trời, bà hoàng này còn nổi danh thiên hạ bởi đời sống phòng the vô cùng sung mãn.
Theo ghi chép của sử sách Trung Quốc, khát khao giường chiếu của Võ Tắc Thiên càng trở nên mãnh liệt khi bà hoàng ở vào độ tuổi xế chiều, đặc biệt là sau khi Đường Cao Tông băng hà.
Tạo hình Võ Tắc Thiên
Điều lạ lùng là khi đã tới tuổi 80, Võ Tắc Thiên vẫn chưa 'tắt lửa lòng'. Bà tuyển chọn cho mình những 'sủng nam' khôi ngô, cường tráng để vui vầy chốn phòng the. Thiên hạ bấy giờ không khỏi ngạc nhiên trước thú vui 'dị dạng' ấy của bà hoàng. Đương nhiên, để có được những cuộc truy hoan bên mỹ nam, Võ Tắc Thiên đã phải bồi bổ vô vàn 'xuân dược' và một trong số những phương thuốc bí ẩn ấy được chế từ ích mẫu. Sử sách Trung Quốc chép rõ, bài thuốc này có tên gọi là 'Võ Tắc Thiên Mỹ dung' hay 'Thần tiên ngọc nữ phấn'.
Được biết, hằng năm, cứ vào 5/5 âm lịch, Mị Nương lại sai người nhổ cây ích mẫu rồi đem rửa sạch sao cho không còn bám bụi đất. Ích mẫu sau khi rửa sạch sẽ phơi khô, tán thành bột rồi trộn với lượng nước vừa đủ, vo thành dạng viên to nhỏ như quả trứng gà. Những viên thuốc này lại được đem phơi khô. Sau đó, Võ hậu sai người dùng bùn đắp lò, bốn mặt lò có bốn lỗ nhỏ, tầng trên và tầng dưới đặt lửa than, hai tầng giữa thì cho thuốc vào, đốt lửa nướng thật khéo.
Khi được thì lấy các viên thuốc ra để nguội, nghiền nhỏ mịn rồi cho vào lọ sứ sạch để bảo quản, dùng dần. Loại bột này có thể dùng để tắm táp, rửa mặt, rửa tay…
Hổ mẫu sinh hổ tử: công chúa Thái Bình còn lợi hại hơn cả Võ Tắc Thiên
Công chúa Thái Bình là một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Tên thật của nàng là Lý Lệnh Nguyệt – con gái của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Ngoài tham vọng quyền lực và mối tình éo le với nhân tình của mẹ, những câu chuyện dân gian lưu truyền về Thái Bình công chúa còn gắn liền với nhan sắc chim sa cá lặn. Tương truyền, vẻ đẹp làm bao người đàn ông 'liêu xiêu' ấy được nuôi dưỡng bằng một bí thuật với nguyên liệu đơn giản nhưng cách thức thực hiện lại vô cùng cầu kỳ.
Tạo hình Thái Bình công chúa
So với sự tham vọng và dâm đãng của Võ hậu, Thái Bình công chúa cũng chẳng thua kém là mấy. Trải qua hai cuộc hôn nhân, nhiều ghi chép còn cho rằng, công chúa Thái Bình từng 'qua lại' với Phùng Tiểu Bảo – nhân tình được Võ hậu yêu chiều. Một số tài liệu phỏng đoán, Thái Bình công chúa sở dĩ hấp dẫn được nhân tình của mẹ là nhờ ngoại hình 'thắt đáy lưng ong' mặc dù sau nhiều lần sinh nở. Bên cạnh đó, để duy trì khuôn mặt xinh đẹp và vóc dáng yêu kiều, nàng còn tận dụng một bí thuật hết sức cầu kì.
Trong bí thuật này, nguyên liệu chỉ đơn giản là hoa đào và huyết gà ác. Tuy nhiên, thời điểm lựa chọn và chế biến lại được chỉ định vào một ngày cố định trong năm. Hoa đào phải hái vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch, huyết gà ác phải lấy vào ngày mồng 7 tháng 7 Âm lịch.
Sau khi lấy được hai nguyên liệu chính, nàng đem hoa đào phơi khô tán bột rồi trộn đều với huyết gà để thoa lên mặt và khắp thân thể. Trong sách 'Tỏa Tủy lục' thời đó có ghi lại, hiệu quả của bài thuốc này rất cao. Chỉ sau 2 – 3 ngày dùng, da dẻ Thái Bình công chúa đã tươi sáng tinh khiết, mặt mũi trắng hồng. Bài thuốc này đã được sách 'Thánh tễ tổng lục' ghi chép là được chiết thành một loại mỹ phẩm có tên gọi 'Diện mô cao'.
(Tổng hợp)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!