Khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý và lịch khám thai 3 tháng cuối kỳ như thế nào

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/02/2024

Khám thai định kỳ là một trong những điều rất quan trọng mà mẹ bầu bắt buộc phải thực hiện trong suốt thai kỳ. Mỗi mẹ bầu sẽ có một lịch trình thăm khám khác nhau, được vạch ra cụ thể tùy thuộc vào bác sĩ sản khoa mà mẹ bầu lựa chọn. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những điều cần lưu ý riêng, bài viết bên dưới sẽ thông tin đến cho các mẹ việc khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý. Và cụ thể lịch khám thai 3 tháng cuối như thế nào, các mẹ có thể theo dõi để biết thêm thông tin.

Khám thai định kỳ là một trong những điều rất quan trọng mà mẹ bầu bắt buộc phải thực hiện trong suốt thai kỳ. Mỗi mẹ bầu sẽ có một lịch trình thăm khám khác nhau, được vạch ra cụ thể tùy thuộc vào bác sĩ sản khoa mà mẹ bầu lựa chọn. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những điều cần lưu ý riêng, bài viết bên dưới sẽ thông tin đến cho các mẹ việc khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý. Và cụ thể lịch khám thai 3 tháng cuối như thế nào, các mẹ có thể theo dõi để biết thêm thông tin.

Tại sao cần khám thai định kỳ?

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, thai nhi sẽ có sự phát triển kèm theo những thay đổi không giống nhau. Khám thai định kỳ đúng với lịch hẹn của bác sĩ, sẽ giúp cho các mẹ có thể yên tâm hơn trong việc thai nhi không chỉ được theo dõi sự phát triển. Mà mẹ bầu còn có thể đảm bảo được tình trạng sức khỏe của mình một cách tốt nhất, từ lúc mang thai cho đến khi sinh con.

Hơn nữa, việc khám thai đúng lịch còn giúp cho bác sĩ có thể kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ. Theo khuyến cáo trong 1 thai kỳ, bà bầu cần phải khám thai 8 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý và lịch khám thai 3 tháng cuối kỳ như thế nào

Khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý?

Lịch khám thai định kỳ của mỗi mẹ bầu sẽ không giống nhau bởi sự chi phối của nhiều yếu tố như: Bệnh viện phụ sản mà mẹ chọn thăm khám, sức khỏe của mẹ bầu có đảm bảo trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi có sự thay đổi,... Cho nên, việc tốt nhất mà mẹ bầu cần phải làm là đi theo những cột mốc quan trọng trong quá trình thai kỳ hoặc tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ trực tiếp khám cho mẹ, có rất nhiều trường hợp mẹ bầu chỉ chọn lựa một vị bác sĩ từ khi mang thai cho đến khi sinh nở, để đảm bảo vị bác sĩ này hiểu rõ nhất về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

Lịch khám thai & siêu âm của bà bầu theo khuyến cáo của Bộ Y Tế gồm 08 lần khám thai (từ thứ 3 đến tuần thứ 37) và 5 lần siêu âm, nhưng theo lịch của một số bệnh viên lớn thì mẹ bầu sẽ đi khám thai tổng cộng khoảng 14 lần.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, ở một người sản phụ bình thường thì lịch khám thai tốt nhất là 7 lần và nhiều hơn đối với những sản phụ có dấu hiệu bất thường. Nếu khám thai quá nhiều sẽ không mang lại hiệu quả tốt cho thai nhi, đặc biệt thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi sóng siêu âm, tác động trực tiếp vào hệ thống não bộ của trẻ. Còn trường hợp mẹ bầu khám thai quá ít thì thai nhi lại không được theo dõi kỹ càng về sự phát triển trong suốt chu kỳ mang thai. Cho nên, các mẹ phải đặc biệt lưu ý về trường hợp của riêng bản thân mình. Và thường thì bà bầu phải trải qua các lần khám thai sau:

+ Khám thai lần 1: Sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần và thử que lên 2 vạch, trong lần khám này, bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Đồng thời thời gian này bác sĩ cũng có thể xác định sự phát triển của thai nhi, những dấu hiệu bất thường như tha ngoài tử cung hay một số bệnh lý của thai phụ để có cách điều trị kịp thời.

+ Khám thai lần 2: Thời điểm mà mẹ bầu cần quay lại bệnh viện là lúc cơ thể đã bắt đầu thai nghén (tuần 11 - 12 của thai kỳ). Điều quan trọng của lần khám này là mẹ bầu sẽ được đo độ mờ da gáy để có thể xác định được thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down, hay bệnh tim bẩm sinh hay không. Nếu để sang tuần thứ 13 thì kết quả đo sẽ không còn chính xác nữa.

Khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý và lịch khám thai 3 tháng cuối kỳ như thế nào

+ Khám thai định kỳ lần 3: Tuần thai 16 – 18. Trong lần tái khám này mẹ bầu sẽ được thăm khám bình thường kết hợp với siêu âm 2D để có thể xác định được sự phát triển của thai nhi.

+ Khám thai lần 4: Bắt đầu từ tuần 20 – 22 của thai kỳ. Mẹ bầu vẫn sẽ được khám bình thường và siêu âm, kiểm tra hình thái của thai nhi nhằm có thể phát hiện được những dị tật bẩm sinh mà thai nhi có nguy cơ mắc phải trong thai kỳ. Đồng thời, giai đoạn này bác sĩ cũng có thể xác định được giới tính của thai nhi.

+ Khám thai lần 5: Tuần thai thứ 26 – 28. Thời gian này bác sĩ vẫn cho mẹ bầu thực hiện những xét nghiệm, siêu âm cơ bản để có thể xác định các chỉ số hình thái của thai nhi và theo dõi sự phát triển của thai, đồng thời mẹ bầu sẽ được tiêm phòng vắc xin uốn ván mũi đầu tiên nếu mang thai lần đầu.

+ Khám thai lần 6: Ngoài việc mẹ bầu được thực hiện tiêm phòng uốn ván lần 2, lần thăm khám này các mẹ còn được xét nghiệm máu và lấy nước tiểu, theo dõi thai nhi, chẩn đoán ngôi thai và kiểm tra một số bất thường có thể xảy ra đối với em bé.

+ Khám thai lần 7: Tuần thai thứ 36 của thai kỳ, ở giai đoạn nước rút này việc khám thai sẽ giúp cho mẹ bầu có thể được chẩn đoán cân nặng của thai nhi lúc sinh và theo dõi, xác định một số biến chứng thai nghén, vị trí ngôi thai, nước ối... ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Bắt đầu từ tuần thai thứ 36, mẹ bầu cần phải thực hiện khám thai định kỳ mỗi tuần 1 lần để đảm bảo tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.

Lịch khám thai định kỳ 3 tháng cuối

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Châu Quỳnh, Trưởng khoa Sản Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh chia sẻ thì: “Trong 3 tháng cuối thai kỳ, các cơ quan quan trọng của em bé đã hình thành hoàn tất. Não còn đang phát triển nhanh chóng. Mô mỡ bắt đầu tích tụ dưới da. Thai nhi tăng cân nhanh trong những tháng cuối”. Thời gian này các mẹ bầu cần phải tuân thủ khám thai theo đúng quy định để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, luôn được theo dõi bởi bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ Quỳnh cho biết, lịch khám thai định kỳ 3 tháng cuối và những xét nghiệm mẹ bầu cần phải thực hiện, bao gồm:

- Khám thai mỗi 2 tuần một lần từ tuần thứ 30, mỗi tuần một lần từ tuần thứ 36.

- Cần phải cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.

- Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.

- Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.

- Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm khi khám thai phát hiện bất thường.

- Thai phụ sẽ được đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.

- Xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai nếu chưa làm hoặc có nguy cơ cao.

Xem thêm:

  • Những lợi ích của việc khám thai định kỳ mẹ bầu nào cũng phải làm

  • Khám thai định kỳ vào thời gian nào là hợp lý?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!