Khi các bạn teen cũng bị đau mãn tính (Phần 1)

Gia đình và thai kỳ - 05/19/2024

Những hiểu biết về cách dùng thuốc giảm đau và giữ vững tâm lí Hello Bacsi đưa ra trong bài này sẽ giúp các cơn đau mãn tính không là gánh nặng ở trẻ nữa.

Ở tuổi dậy thì, thanh thiếu niên có thể phải đương đầu với nhiều vấn đề khó chịu, các cơn đau mãn tính có thể là một trong các vấn đề đó. Bên cạnh những ảnh hưởng về thể chất, đau mãn tính có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với gia đình, bạn bè và có thể có ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân của người bị bệnh. Các cơn đau cũng có thể hạn chế hoặc cản trở các hoạt động ở trường, vui chơi giải trí, và học tập của thanh thiếu niên.

Các cơn đau cũng có thể trì hoãn những sự chuyển giao bình thường trong quá trình phát triển của con. Nó có thể làm chậm đi việc đi học đại học hoặc cao đẳng của con vì các lần đi xét nghiệm y tế hoặc tham gia các phương pháp điều trị và giảm đau.

Khi con lớn thành một thiếu niên, con bạn có thể cũng phải chịu đựng những cơn đau mãn tính nếu trong quá trình mang thai con, bạn bị đau lưng. Khi con bạn trải qua thời niên thiếu và trưởng thành, con sẽ phải điều trị để chữa trị những cơn đau mãn tính.

Phần chính của quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra trong suốt những năm thiếu niên. Tại mọi thời điểm trong quá trình này, cách tốt nhất để giảm thiểu các tác động tiêu cực của cơn đau mãn tính là để cho con bạn biết tình trạng bệnh của mình càng nhiều càng tốt.

Vai trò của cha mẹ

Cha mẹ có thể giúp đỡ con bằng cách khuyến khích con suy nghĩ theo hướng lành mạnh và tích cực hơn để đương đầu với những cơn đau mãn tính. Các phụ huynh nên cung cấp các thông tin có liên quan kịp thời để con ra quyết định càng sớm càng tốt, và dạy cho con các kỹ năng giải quyết vấn đề. Luôn luôn khuyến khích trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên thể hiện cảm xúc và những lo ngại về những cơn đau mãn tính của chúng. Bạn sẽ cùng con tìm cách để chữa trị bệnh khi con đến tuổi trưởng thành.

Khi đến đúng thời điểm, con bạn có thể bắt đầu tự lập trong việc chữa các cơn đau mãn tính này bằng cách tự đi khám sức khỏe và điều trị. Con dần dần có thể tự đi khám bệnh mà không cần bạn đi kèm. Con bắt đầu quá trình dần tự chịu trách nhiệm với quá trình chăm sóc và điều trị bệnh của mình. Con cũng có thể được tư vấn về các vấn đề cá nhân hoặc vấn đề nhạy cảm hơn mà không cần cha mẹ đi cùng. Đi một mình đến các buổi hẹn khám bệnh giúp thanh thiếu niên sớm làm quen với trách nhiệm chăm sóc và chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình.

Khi đứa con ở lứa tuổi thanh thiếu niên có nghĩa là đứa bé phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho việc chăm sóc bản thân mình, đứa bé phải tự đưa ra quyết định cho sức khỏe của mình và một số quyết định của con có thể mắc sai lầm. Thanh thiếu niên cần phải cảm thấy tự tin là họ có thể thảo luận về những sai lầm mà họ mắc phải với cha mẹ mà không sợ phê bình hay khiển trách. Bạn nên tìm cách để con bạn tự tin đưa ra quyết định của riêng mình mà không sợ bị chỉ trích quá mức. Bạn cần khuyến khích và hỗ trợ con bạn khi cần thiết để giúp con đưa ra những quyết định đúng đắn.

Khi cần thiết, bạn hãy tham khảo ý kiến của một chuyên viên y tế có chuyên môn trong việc đối phó với vấn đề thường gặp phải ở thanh thiếu niên, chẳng hạn như một nhân viên xã hội, một nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần, hoặc một chuyên gia y học chuyên về các vấn đề của trẻ vị thành niên. Bạn cần được tư vấn kịp thời nếu con bạn có các hành vi nguy hiểm hoặc không thể đối phó được có liên quan đến các vấn đề về tình cảm.

Mời bạn theo dõi tiếp phần 2 của bài viết này để tìm giải pháp cho các cơn đau ở tuổi teen.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!