Khi nào bạn nên khám hiếm muộn?

Chuẩn bị mang thai - 04/26/2024

Bạn đang trong tình thế băn khoăn rằng mình có nên khám hiếm muộn hay tiếp tục tự mình cố gắng để có thai? Hello Bacsi sẽ cho bạn lời khuyên.

Việc có thai không phải lúc nào cũng luôn dễ dàng. Bạn có đang trong tình thế không chắc chắn rằng mình nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia hay tiếp tục tự mình cố gắng?

Khi nào bạn không cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia?

Bạn có thể dễ dàng trở nên thiếu kiên nhẫn, đặc biệt khi bạn không có thai ngay lập tức. Tuy vậy bạn không cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ nếu những điều sau đây giống với tình hình hiện tại của bạn:

  • Nếu bạn dưới 35 và có quan hệ tình dục không được bảo vệ thường xuyên (khoảng hai hoặc ba lần một tuần); cho tới khi ít nhất một năm mà bạn vẫn không thụ thai, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia sinh sản;
  • Nếu bạn đang trong độ tuổi 35 và 40 tuổi, hãy đi khám sau khi đã thử được sáu tháng mà vẫn không có tin vui. Và nếu bạn hơn 40 tuổi, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia sau ba tháng cố gắng mà không có kết quả.

Khi nào bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia?

Bạn sẽ cần tham khảo ý kiến chuyên gia khả năng sinh sản ngay lập tức nếu bạn hút thuốc, uống một số loại thuốc nhất định (chẳng hạn như steroid hoặc một số thuốc trị bệnh tâm thần), có chỉ số khối cơ thể BMI dưới 19 hoặc trên 40 (BMI tốt nhất để có khả năng sinh sản tốt nhất là 22-35) hoặc có bệnh sử bị bất kỳ bệnh nào sau đây:

  • Bệnh viêm vùng chậu;
  • U xơ tử cung;
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung;
  • Các bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia hoặc bệnh lậu;
  • Chu kì kinh nguyệt không thường xuyên;
  • Đã từng phẫu thuật ở các cơ quan sinh sản hoặc ruột;
  • Mẹ của bạn dùng DES (một loại thuốc được sử dụng giữa năm 1941 và 1971 để ngăn ngừa sẩy thai) khi mang thai bạn;
  • Các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, bệnh tuyến giáp, bệnh hen suyễn hoặc căng thẳng.

Một số điều bạn có thể làm để nhận được sự giúp đỡ sớm hơn

Nếu bạn thực sự không muốn chờ đợi đến một năm mới tìm sự giúp đỡ nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng cụ thể, bạn có thể thử vẽ biểu đồ chu kì kinh nguyệt của mình. Bằng cách này, bạn có thể khám phá ra rằng bạn không rụng trứng thường xuyên hoặc giai đoạn hoàng thể (thời gian sau rụng trứng) của bạn không đủ dài để duy trì một thai kỳ. Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia nếu phát hiện ra mình mắc những vấn đề này.

Ngoài ra, một số bác sĩ sẽ xem xét thực hiện xét nghiệm để kiểm tra xem bạn có vấn đề hay không dù kì hạn một năm cố gắng có thai vẫn chưa chấm dứt.

Nếu biểu đồ nhiệt độ cơ thể của bạn cho thấy rằng bạn đã có quan hệ tình dục vào đúng thời điểm trong vòng sáu tháng mà vẫn không có thai, bác sĩ sẽ sẵn sàng cho bạn thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!