Khi nào trẻ sinh non được ra khỏi lồng ấp?

Kiến Thức Y Học - 03/29/2024

Một số trẻ sinh quá non, cơ thể vẫn còn chưa phát triển hoàn chỉnh, không thể tự sống độc lập được bên ngoài môi trường nên phải nhờ tới sự chăm sóc đặc biệt của những chiếc “lồng ấp” được thiết kế với môi trường như bên trong cơ thể mẹ để tiếp tục nuôi dưỡng bé. Vậy khi nào trẻ sinh non được ra khỏi lồng ấp và có thể tự phát triển một cách khỏe mạnh bình thường?

Một số trẻ sinh quá non, cơ thể vẫn còn chưa phát triển hoàn chỉnh, không thể tự sống độc lập được bên ngoài môi trường nên phải nhờ tới sự chăm sóc đặc biệt của những chiếc “lồng ấp” được thiết kế với môi trường như bên trong cơ thể mẹ để tiếp tục nuôi dưỡng bé. Vậy khi nào trẻ sinh nonđược ra khỏi lồng ấp và có thể tự phát triển một cách khỏe mạnh bình thường?

1. Cận cảnh chiếc lồng ấp

Lồng ấp là một thiết bị vô cùng hiện đại, được thiết kế giống như môi trường trong tử cung của mẹ, có thể điều khiển được nhiệt độ cũng như độ ẩm theo tuổi thai và được tính bằng ngày của em bé. Môi trường bên trong lồng ấp là một môi trường vô cùng lý tưởng, không nóng cũng không lạnh. Tại đây các bé sẽ nhận được chế độ chăm sóc đặc biệt để giúp cho cơ thể vô cùng yếu ớt dần hoàn thiện hơn.

Những đứa trẻ sinh non thường có phổi kém vì chưa hoàn chỉnh, dễ bị xẹp. Do đó, các bác sỹ sẽ phải thường xuyên thăm khám, kiểm tra phổi của bé hoặc tiêm thuốc nở phổi để phổi nở thêm ra. Chi phí cho thuốc nở phổi khá đắt (12 - 20 triệu đồng 1 lần bơm).

Khi nào trẻ sinh non được ra khỏi lồng ấp?

Chính vì có rất nhiều bệnh, cộng với việc sức khỏe còn quá yếu nên môi trường nuôi trẻ sinh non phải đảm bảo hết sức vô trùng. Những y bác sĩ ở đây phải thường xuyên vệ sinh bằng cách rửa tay xà phòng, dùng dung dịch xát khuẩn tay, không được mặc quần áo bình thường, phải luôn có máy lọc khí để đảm bảo không khí trong phòng nuôi trẻ được thông thoáng và sạch sẽ nhất.

2. Khi nào trẻ sinh non được ra khỏi lồng ấp

Thời gian cho bé ra khỏi lồng ấp còn tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và tình trạng sức khỏe của trẻ. Chế độ nuôi dưỡng cho trẻ sinh non là một quá trình vô cùng phức tạp. Hiện tại, những đứa bé này chưa thể sống được bằng sữa bởi hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, buộc phải ăn bằng đường tĩnh mạch.

Đối với những trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn sữa, các bác sỹ phải thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ để xem mức độ đáp ứng cũng như hấp thụ của cơ thể trẻ đối với thức ăn như thế nào, còn các y tá thì phải theo dõi cả chất thải mà bé thải ra. Ban đầu, từ 1ml sữa trẻ ăn theo đường đưa vào dạ dày, y tá sẽ phải cân tã của trẻ để biết so với ngày trước thì trẻ thải ra thêm bao nhiêu, đi vệ sinh bao nhiêu lần trong ngày. Từ so sánh giữa lượng truyền vào và lượng thải ra, các y tá sẽ căn cứ vào đó để xem trẻ lớn lên như thế nào, báo lại cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc và sữa hằng ngày tùy thuộc vào đó. Có rất nhiều y tá phụ trách nhiệm vụ chuyên theo dõi sự lớn lên của những đứa bé sinh non.

Khi nào trẻ sinh non được ra khỏi lồng ấp?

Đối với câu hỏi khi nào trẻ sinh non được ra khỏi lồng ấp thì thông thường, những bé sinh non có thể sẽ phải ở trong lồng ấp từ 2 - 3 tháng để cơ thể hoàn toàn phát triển và có đủ điều kiện để sống với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt hơn, trẻ sinh quá non hoặc cơ thể của trẻ quá yếu, trẻ mắc các bệnh bẩm sinh thì có thể sẽ phải nằm 5 - 6 tháng ở trong lồng ấp. Hiện nay, chi phí của một chiếc lồng ấp khá cao (khoảng 290 triệu đồng) do vậy việc để bé ở trong lồng ấp là một biện pháp an toàn nếu bé sinh non và cơ thể còn yếu, tuy nhiên đây cũng là một gánh nặng đối với những gia đình có kinh tế không có sự dư dả.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!