Khoảng cách sinh quá ngắn làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng khoảng thời gian quá gần (dưới 2 năm) giữa hai thai kỳ liên kết chặt chẽ với nguy cơ rối loạn tự kỷ ở trẻ.

Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Pediatrics của các nhà khoa học thuộc Đại học khoa học Valle, Cali, Colombia phát hiện ra rằng khoảng thời gian quá gần (dưới 2 năm) giữa hai thai kỳ liên kết chặt chẽ với nguy cơ rối loạn tự kỷ ở trẻ.

Tự kỷ là một sự rối loạn về não diễn ra trong quá trình phát triển ngay từ những năm đầu đời của một đứa trẻ làm cho đứa trẻ có nhận thức, hành động, tình cảm khác với những người xung quanh. Các nhà khoa học thuộc Đại học Valle đã tổng hợp và phân tích số liệu từ hơn 1,1 triệu trường hợp thai nhi về mối liên hệ giữa khoảng cách quá gần giữa hai lần mang thai và tăng nguy cơ tăng tự kỷ ở trẻ. Kết quả cho thấy tỷ lệ này tăng 30%.

Khoảng cách sinh quá ngắn làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ

Khoảng cách sinh con không nên quá gần để giảm nguy cơ bệnh tật cho trẻ (Ảnh minh họa: Internet)

Theo các nhà nghiên cứu phụ nữ mang thai lần 1 khiến nồng độ axít folic không đủ để sản phụ cung cấp cho đứa trẻ tiếp theo. Axít folic là một chất dinh dưỡng không thể thiếu để não trẻ phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, việc mang thai lần 2 sau thời gian ngắn hầu hết là các trường hợp ngoài ý muốn do đó người mẹ thường ở trong tình trạng căng thẳng, lo lắng trước khi sinh dẫn đến ảnh hưởng lớn đến sự phát triển não của thai nhi.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng cách giữa hai lần mang thai tốt nhất là từ 2 đến 5 năm. Những sản phụ sinh thường nên chờ con được ít nhất 1 tuổi để có thai lần nữa còn sản phụ sinh mổ thời gian chờ nên khoảng 2 năm tránh tình trạng vết mổ bị rách khi mang thai.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!